Một số bước kiểm tra xe nâng trước khi vận hành không thể bỏ qua

Việc kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là một điều cần thiết. Công việc này giúp cho người lái sớm phát hiện các hư hỏng và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu có

1. Tại sao cần phải kiểm tra xe nâng trước khi vận hành?

Xe nâng hàng là một loại thiết bị được sử dụng để nâng hạ, sắp xếp và di chuyển hàng hóa ở các độ cao và khoảng cách nhất định. Hiện nay, xe nâng được sử dụng một cách rộng rãi và chúng đã trở thành một phần không thể thiếu các trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi các trường hợp xe gặp phải các vấn đề như hao mòn, lỏng lẻo hoặc hỏng hóc ở các chi tiết. Điều này dẫn đến các nguy hiểm và thậm chí tai nạn nghiêm trọng đối với con người và hàng hoá. Chính vì vậy, việc kiểm tra xe nâng của bạn trước khi vận hành là cần thiết và quan trọng.

Thực hiện kiểm tra xe trước khi vận hành giúp người lái phát hiện các vấn đề hỏng hóc nếu có, đồng thời xử lý chúng kịp thời và tránh các tình huống gây nguy hiểm có thể xảy ra. Từ đó tăng tính an toàn cho người lao động và hàng hoá. Đó cũng chính là lý do tại sao người lái xe cần phải nắm rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra xe nâng trước khi vận hành.

Kiểm tra xe trước khi vận hành

Kiểm tra xe trước khi vận hành

2. Thực hiện kiểm tra xe nâng trước khi vận hành đúng cách

Nhằm đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của xe nâng, việc kiểm tra xe trước khi vận hành là rất quan trọng. Dưới đây là một số điểm người lái xe cần phải lưu ý:

2.1 Kiểm tra tổng quan toàn bộ xe

Trước khi lái xe, người vận hành cần kiểm tra kỹ toàn bộ xe. Xem xét dấu hiệu hay hỏng hóc nào không? Kiểm tra bên ngoài xe có vấn đề gì không? Hãy chú ý đến các bộ phận như cabin, buồng lái, khung, gầm,... Nếu phát hiện thấy bất kỳ lỗi nào, cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời trước khi vận hành, nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lái xe và hàng hoá.

Kiểm tra tổng quan toàn bộ xe trước khi vận hành

Kiểm tra tổng quan toàn bộ xe trước khi vận hành

2.2 Kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu của xe

Trên xe nâng, hệ thống đèn đóng vai trò khá quan trọng. Đèn không chỉ hỗ trợ cho người lái dễ dàng trong việc nâng hạ và vận chuyển hàng hoá nơi có điều kiện ánh sáng yếu, mà còn là tín hiệu thông báo cho mọi người xung quanh biết rằng xe đang tiến đến gần. Ở một số loại đèn còi, chúng còn có chức năng báo hiệu các vấn đề lỗi hoặc hỏng hóc mà xe nâng của bạn đang gặp phải. Do đó, việc kiểm tra hệ thống đèn trước khi lái xe là điều không thể bỏ qua.

Người vận hành nên kiểm tra xem đèn xi nhan và đèn pha xem chúng có sáng rõ hay không. Riêng với đèn xi nhan có nhấp nháy đều không? Nếu phát hiện ra vấn đề hỏng hóc, cần khắc phục để đảm bảo xe hoạt động một cách ổn định và an toàn.

Kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu của xe nâng

Kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu của xe nâng

2.3 Kiểm tra kỹ bộ phận bánh xe

Bánh xe là bộ phận quan trọng giúp xe nâng có thể di chuyển và chịu toàn bộ trọng lượng của xe. Vì vậy, hệ thống bánh phải được kiểm tra kỹ càng. Lốp xe đóng vai trò chịu lực chính. Do đó, trường hợp áp suất quá cao có thể dẫn đến tải trọng và áp lực lớn, gây ra hư hỏng bánh xe. 

Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho người lái và hàng hoá, mà còn có nguy cơ sẽ ảnh hưởng mọi người xung quanh. Ngoài ra, người lái xe cũng cần kiểm tra áp suất đối với các lốp hơi, vì nếu có vấn đề hư hỏng, nó có thể làm mất cân bằng cho xe nâng và gây ra nguy hiểm. Do đó, kiểm tra hệ thống bánh là một trong những điều cần thực hiện trước tiên khi muốn vận hành xe nâng.

Kiểm tra hệ thống bánh xe

Kiểm tra hệ thống bánh xe

2.4 Kiểm tra hệ thống phanh xe

Một lưu ý nữa cho người sử dụng xe nâng hàng là phải kiểm tra hệ thống phanh xe trước khi vận hành. Hệ thống phanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chúng giúp đảm bảo an toàn cho người lao động và hàng hóa trong kho bãi.  

Xe nâng hàng sử dụng hệ thống phanh thủy lực, chính vì vậy mà người lái xe cần kiểm tra mức chất lỏng phanh có đủ hay không. Nếu mức chất lỏng thấp quá mức cho phép, cần thêm chất lỏng phanh mới theo như  hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bằng cách thử phanh, người lái có thể kiểm tra hệ thống phanh. Phải đảm bảo rằng chúng hoạt động một cách trơn tru và không xảy ra hiện tượng mất áp suất. Nếu thấy phát hiện bất kỳ hiện tượng nào như phanh yếu, mất áp suất hoặc có tiếng ồn lạ, người lái cần dừng lại ngay và kịp thời sửa chữa hệ thống phanh trước khi tiếp tục vận hành.

Kiểm tra hệ thống phanh xe

Kiểm tra hệ thống phanh xe

2.5 Kiểm tra hệ thống nâng hạ

Hệ thống nâng hạ là một bộ phận quan trọng không kém của xe nâng. Người lái nên kiểm tra cẩn thận hệ thống nâng hạ trước khi vận hành nhằm đảm bảo rằng nó hoạt động đúng và an toàn.

Kiểm tra càng nâng: Càng nâng là bộ phận chịu tải của toàn bộ khối lượng hàng hoá, do đó người sử dụng cần kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc, rò rỉ dầu hay nứt nẻ nào không. Nếu phát hiện vấn đề, cần sửa chữa hoặc thay thế càng nâng kịp trước khi vận hành để đảm bảo an toàn.

Kiểm tra càng xe nâng

Kiểm tra càng xe nâng

2.6 Kiểm tra hệ thống lái và tay lái

Hệ thống lái có vai trò quan trọng trong việc điều khiển xe nâng hàng. Người vận hành nên kiểm tra hệ thống lái và tay lái trước khi lái xe.

Người lái cần kiểm tra khả năng quay và xoay của tay lái. Hãy chắc rằng tay lái di chuyển một cách mượt mà và không có vấn đề hư hỏng. Nếu phát hiện có bất kỳ vấn đề nào, hãy sửa chữa hoặc điều chỉnh tay lái trước khi vận hành.

2.7 Kiểm tra gầm và các chi tiết máy của xe

Đối với xe nâng động cơ, người lái cần quan sát và kiểm tra kỹ gầm xe để xem dầu có bị chảy hoặc rò rỉ không. Ngoài ra, các chi tiết máy khác cũng cần được đảm bảo an toàn. Người lái có thể dùng mắt thường để quan sát các chi tiết như trục ổ đĩa, vành đai động cơ, xi lanh,... để kiểm tra xem chúng có hiện tượng nứt, gãy, uốn cong hoặc rò rỉ hay không. 

Nếu phát hiện thấy vết nứt, trầy xước hoặc sự rò rỉ trong phần thủy lực, cần phải đóng van và thắt chặt hệ thống ống dẫn dầu, hoặc liên hệ với đơn vị sửa chữa để kịp thời khắc phục. Nếu nhớt thủy lực bị thiếu, cần bổ sung chúng, và nếu không thể sử dụng được nữa, cần phải thay mới.

Kiểm tra gầm xe và các chi tiết máy khác

Kiểm tra gầm xe và các chi tiết máy khác

2.8 Kiểm tra bình điện đối với xe nâng điện

Đối với xe nâng điện, bình ắc quy điện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không có chúng, xe nâng của bạn sẽ không thể hoạt động được. Chính vì vậy mà người sử dụng cần lưu ý bình điện phải được sạc đủ trước ca làm. Nếu quan sát thấy bình bị thiếu nước hãy thực hiện việc châm nước theo đúng quy trình của nhà sản xuất. Tuyệt đối không được sạc gần khu vực dễ xảy ra cháy nổ.

Kiểm tra bình điện đối với xe nâng điện

Kiểm tra bình điện đối với xe nâng điện

2.9 Kiến thức an toàn lái cho người vận hành

Người vận hành xe cần đọc hiểu hướng dẫn sử dụng và an toàn khi lái xe của nhà sản xuất. Hướng dẫn này cung cấp các thông tin quan trọng về cách vận hành xe nâng cũng như an toàn lái. Đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn và quy định an toàn liên quan đến việc vận hành xe.

Lưu ý rằng, các mục trên là một số những yếu tố cơ bản trong việc kiểm tra xe nâng trước khi vận hành. Người lái nên tham khảo hướng dẫn sử dụng và an toàn được cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc hướng dẫn từ nhà cung cấp hay người có kinh nghiệm trước khi kiểm tra và vận hành xe nâng.

Khách hàng có nhu cầu mua xe nâng hãy nhanh chóng liên hệ về số HOTLINE 0983 446 248 hoặc 0905 700 499 để được đội ngũ tư vấn viên của  XENANGTAIDAY.COM hỗ trợ kịp thời nhé!

 

xe nâng tại đây

Xe Nâng Tại Đây

Hơn 10 năm mua bán, nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng Nhật Bản. Đội ngũ tư vấn giải pháp nâng hàng giàu kinh nghiệm, Hãy gọi ngay Hotline 0983 446 248 hoặc gửi email: xenangtaiday@gmail.com