Điểm khác biệt của xe nâng so với xe ô tô là có thêm hệ thống nâng thuỷ lực, bên cạnh đó nhờ có hệ thống thủy lực để sử dụng cho các chức năng kèm như kẹp, xoay, … tuỳ từng mục đích hay tính chất hàng hoá mà xe nâng được trang bị tính năng thích hợp.
Hệ thống thuỷ lực xe nâng là gì?
Trước tiên ta cần biết thuỷ lực trên xe nâng là gì và cách ứng dụng nó thế nào lên hệ thống nâng hạ của xe nâng của chúng ta. Thuỷ lực hoạt động bằng cách sử dụng chất lỏng có áp suất để tiến hành vận hành nâng hạ cụ thể là dầu thuỷ lực. Máy ép thuỷ lực tạo ra áp lực lên dầu thuỷ lực để tạo ra công suất lớn. Sau đó dầu thuỷ lực được bơm nén trở nên có áp suất cao, áp suất đó ép chất lỏng chống lại piston việc này giống như truyền năng lượng cho piston buộc nó phải hoạt động 1 chiều. Chỉ khi thực hiện giải thoát làm mất áp lực thì piston mới trở lại vị trí cũ.
Bơm thủy lực xe nâng
Các bộ phận của hệ thống thủy lực xe nâng:
- Bể dầu: Đựng lượng dầu cần thiết cho sự vận hành của hệ thống.
- Van an toàn: Đảm bảo áp suất của hệ thống không vượt quá giá trị cho phép, đảm bảo an toàn cho các thiết bị hệ thống không bị phá hỏng.
- Bơm nguồn: Cung cấp lưu lượng và áp suất cho toàn hệ thống thủy lực.
- Đồng hồ đo áp suất: Đo áp suất tại đầu ra của bơm nguồn.
- Van phân phối 2B2: Ở vị trí thường mở để xả dầu giảm tải cho bơm khi hệ thống chưa làm việc.
- Cụm van tiết lưu và van một chiều: Vai trò của chúng là khi nâng tải cho dòng dầu đi qua van một chiều để đảm bảo tốc độ nâng. Khi hạ tại thì cho dòng dầu qua van tiết lưu để giảm tốc độ, tránh va đập.
- Xi lanh thủy lực: Tạo lực để nâng và hạ tải ở độ cao cần thiết.
- Van một chiều có điều kiện: Lắp sát đầu dưới của xi lanh, sử dụng dòng ở đường cao áp để mở.
- Van phân phối 4/3: Điều khiển hoạt động của xi lanh cho phép nâng hạ tải dễ dàng.
- Cụm các thiết bị làm mát: Thiết bị làm mát mắc song song với một khóa. Nó có vai trò làm mát dầu của hệ thống, tránh dầu quá nóng dẫn đến dầu bị sôi.
- Cụm lọc dầu: Được lắp ở đường xả của hệ thống với vai trò lọc cặn bẩn do dầu và thiết bị trong hệ thống sinh ra.
Nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực xe nâng
Nguyên lý hoạt động, về cơ bản bơm thuỷ lực xe nâng sẽ hút dầu từ thùng dầu thuỷ lực sau đó dầu áp lực được nén lên cao đi đến van điều khiển. Khi tiến hành thao tác nâng - hạ, chúng ta thực hiện thông qua cơ cấu điều khiển (cần điều khiển), lúc này dầu thuỷ lực áp suất cao sẽ được mở van và đưa đến các xy lanh thuỷ lực tương ứng. Cơ cấu chấp hành lúc này sẽ được vận hành theo ý muốn của người điểu khiển thông qua việc dùng dầu thuỷ lực áp suất cao tác động lên các xylanh- piston thuỷ lực.
Trên mỗi xe nâng, thông thường có ít nhất 2 tép điều khiển đối với xe nhiều chức năng có thể lên đến 4 hoặc 5 tép, mỗi tép sẽ có thể vận hành 2 hành trình (nâng-hạ, nghiêng ra-vào, dịch giá trái-phải, ..) được điều khiển bằng 1 cần điều khiển. Khi chưa thực hiện việc nâng hạ thuỷ lực, khi đó dầu áp suất cao sẽ được hồi về thùng dầu thuỷ lực, đến lúc vận hành van hồi sẽ chặn lại giúp giữ được áp suất dầu trong hệ thống để đảm bảo thao tác vận hành hiệu quả nhất.
Các vấn đề thường phát sinh trên hệ thống thuỷ lực:
Trượt khung nâng: xảy ra khi khung của xe nâng thay đổi vị trí khi nâng cao. Tình trạng này nếu không được khắc phục khi nâng hàng tải trọng cao có thể làm xe bị lật.
Rò rỉ ống dẫn dầu: vì do tính chất là ống mềm để dễ dàng lắp đặt cũng như vận hành, vì thế sau thời gian dài có thể ống bị chay, nứt và gây rò rỉ. Nguyên nhân có thể do chất lượng ống thuỷ lực, có thể do tính chất dầu thuỷ lực không tương thích hay do ma sát trong quá trình vận hành gây hư hỏng ống dẫn.
Bộ lọc bị tắc ngẽn: nguyên nhân do không thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng thay thế ở thời gian dài.
Ngày nay, với bước tiến của công nghệ điều khiển các nhà sản xuất từng bước chuyển đổi cơ cấu điều khiển cơ khí sang điều khiển trên mạch điện tử. Người dùng chỉ việc thao tác lên bảng điều khiển thì có thể vận hành hệ thống thuỷ lực mà không cần thao tác kéo thả cần điều khiển như trước kia. Tuy nhiên, ở mỗi cách thức đều có ưu và nhược điểm khác nhau.
Cách xác nhận thông tin bơm thuỷ lực để mua vật tư đúng:
Để tìm mua được đúng loại bơm thủy lực quý khách đang cần cho xe nâng của mình, vui lòng cung cấp cho tư vấn viên của XENANGTAIDAY.COM các thông số theo hướng dẫn dưới đây nhé:
Bước 1: Cung cấp tem (lắc) thể hiện model của xe nâng đang cần bơm thủy lực
Tem xe nâng dầu KOMATSU 3 tấn FD30T-17
Tem xe nâng điện đứng lái KOMATSU 1.5 tấn FB15RL-15
Bước 2: Cung cấp model của bơm thủy lực
Model bơm thủy lực thường thể hiện ở mặt sau của bơm
Bước 3: Cung cấp hình tổng thể các mặt còn lại của bơm thủy lực
Mặt trước bơm thủy lực xe nâng
Mặt bên bơm thủy lực xe nâng
Bước 4: Cung cấp khoảng cách giữa 2 đầu vào và ra của ống dẫn thủy lực của bơm thủy lực
Khoảng cách giữa 2 đầu vào và ra của bơm thủy lực
Bước 5: Cung cấp đường kính đầu bánh răng nối bơm thủy lực vào xe nâng
Đường kính đầu bánh răng của bơm thủy lực
Mua bơm thủy lực xe nâng ở đâu?
Hiện nay tại XENANGTAIDAY.COM đang cung cấp tất cả các dòng phụ tùng xe nâng hàng chất lượng, trong đó có hệ thống bơm thủy lực xe nâng. Nếu quý khách có nhu cầu tìm kiếm phụ tùng xe nâng thay thế thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Dòng bơm thủy lực xe nâng tại chúng tôi cung cấp có thể sử dụng với nhiều xe nâng hàng với model khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng của quý khách. Bơm thủy lực chính hãng, nhập khẩu từ đơn vị vị sản xuất, chất liệu cao cấp đảm bảo độ bền và độ hoạt động ổn định cao. Bơm có tuổi thọ lâu dài và hoạt động liên tục trong thời gian làm việc lớn, đảm bảo nâng cao năng suất lao động.