6 Nguy Cơ Gây Mất An Toàn Khi Vận Hành Xe Nâng

Xe nâng là phương tiện công nghiệp, và cũng giống như bất kỳ máy móc nào, xe nâng tiềm ẩn nguy cơ tại nơi làm việc. Các yếu tố như phụ kiện xe nâng, khu vực làm việc thông gió kém và địa hình không ổn định có thể làm tăng nguy cơ gây ra tai nạn và tử vong.

I. PHỤ KIỆN XE NÂNG:

Phụ kiện xe nâng có một số rủi ro vì các công cụ khác nhau ảnh hưởng chiều cao nâng hạ tải trọng tổng thể của xe nâng. Những phụ kiện này cũng làm thay đổi trọng tâm của xe nâng và gây giảm tải. Để giảm thiểu nguy hiểm, người vận hành nên tự làm quen với các giao thức an toàn và giới hạn tải trọng của từng phụ kiện.

Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FE30-1

Một xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FE30-1 với phụ kiện mâm xoay (rotator)

Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FE30-1

Như tấm lắc thể hiện, phụ kiện mâm xoay cho xe nâng 3 tấn có thể khiến cho xe giảm tải đi 300 kg (10% tải trọng tối đa)

Việc bảo trì kém đối với bất kỳ phụ kiện hoặc xe nâng nào cũng tạo ra thêm những lo ngại về an toàn. Khung nâng bị mòn, xích bị giãn và các bộ phận xuống cấp khác có thể khiến bạn gặp rủi ro tai nạn. Phải kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ xe nâng trước khi vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào. Việc kiểm tra hàng ngày cũng sẽ giảm bớt công việc và chi phí khi đến hạn bảo trì bảo dưỡng.

II. ĐỔ NHIÊN LIỆU:

Xăng khí gas hóa lỏng (LPG) đều DỄ CHÁY, bởi vì xăng có khả năng bay hơi cao và hơi xăng cùng với khí gas đều có thể bắt lửa chỉ với 1 điếu thuốc nhỏ. Dầu diesel thì an toàn hơn do bản thân chúng và hòa khí chỉ cháy khi gặp áp suất cao, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể chủ quan khi vận hành và đổ dầu cho xe nâng.

Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FB15-12

Một xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FB15-12. Khi sạc điện thì chúng ta nên mở nắp capô để khí sinh ra có thể bay đi và không tích tụ lại

Trong khi đó, ắc quy xe nâng tạo ra khí DỄ CHÁY (hydro) do phản ứng hóa học (axít sôi lên) xảy ra bên trong các cell pin khi chúng ta sạc lại bình điện cho xe nâng điện, cùng với đó là nguy cơ axít trào ra ngoài do châm nước cất quá nhiều cũng sẽ khiến cho chính bình điện bị ăn mòn.

Vì các lí do nêu trên, bạn KHÔNG bao giờ được hút thuốc gần khu vực đổ nhiên liệu hoặc sạc bình điện. Ngoài ra, việc THÔNG GIÓ kém cũng làm tăng nguy cơ hỏa hoạn và gây ra tích tụ khói độc như carbon monoxide (CO) khi xe nâng động cơ vận hành.

III. TỐC ĐỘ VÀ KHẢ NĂNG CƠ ĐỘNG:

Lái xe nâng không đúng cách có thể dẫn đến những nguy hiểm cho chính bản thân chúng ta. Người lái xe có thể tông phải người đi bộ và các máy móc, thiết bị khác nếu không chú ý quan sát xung quanh. Ngoài ra, hàng hóa phía trước xe nâng có thể che khuất tầm nhìn trực diện của người lái xe, có nghĩa là họ phải lái xe KIỂU LÙI.

Các lối đi chật hẹp hoặc lộn xộn, lượng người qua lại đông và các mối lo ngại khác về an toàn nhà kho làm giảm khả năng cơ động của xe.

Xe nâng điện đứng lái KOMATSU FB15RL-15

Một bảng hiển thị của xe nâng điện đứng lái KOMATSU FB15RL-15. Nên sử dụng chế độ chạy chậm (biểu tượng con rùa) khi vận hành xe nâng điện trong các kho xưởng chật hẹp

Một nguy cơ khác đối với xe nâng cần chú ý là tốc độ DI CHUYỂN. Hàng hóa càng nặng và tốc độ càng nhanh thì QUÁN TÍNH càng lớn và quãng đường cần để phanh lại cũng sẽ tăng lên. Thậm chí, xe và hàng có thể bị đổ về phía trước nếu PHANH GẤP do khối lượng bị dồn về phía trước quá nhanh. Để tránh điều này, người vận hành xe nâng phải tuân thủ tất cả các giới hạn tốc độ và lái xe một cách thận trọng, rà thắng nhẹ nhàng khi cần dừng lại.

IV. ĐIỂM MÙ:

Việc bỏ qua điểm mù của xe nâng có thể gây ra các tác động không mong muốn và chấn thương nghiêm trọng. Khi hàng hóa chặn tầm nhìn của người vận hành, họ KHÔNG THỂ nhìn thấy những gì trước mắt. Vì vậy, người lái xe cần biết kích thước xe nâng của họ và dựa vào người hướng dẫn khác khi di chuyển xung quanh các điểm mù.

Kích thước hàng hóa và bản thân xe nâng càng lớn thì điểm mù cùng nhiều hơn và rộng hơn, vì thế người vận hàng càng phải thao tác cẩn trọng hơn

Điều kiện thời tiết và ánh sáng kém cũng làm giảm tầm nhìn và khó điều hướng hơn. Người vận hành phải tìm hiểu lộ trình của họ để chuẩn bị cho các điểm mù, chướng ngại vật tiềm ẩn và các nguy cơ khác. Nhân viên nên hướng người đi bộ tránh xa xe nâng đang chạy và giới hạn lối đi riêng nếu có thể.

V. ĐIỀU KIỆN MẶT SÀN:

Khu vực làm việc xung quanh tiềm ẩn một số rủi ro. Các mảnh vỡ, vũng nước đọng và mặt sàn không ổn định có thể gây trượt bánh hoặc lật xe, vì vậy người lao động nên dọn dẹp sạch sẽ mặt sàn tại nơi làm việc và có kế hoạch để nhận biết và chắn mọi vật cản trước khi bắt đầu công việc.

Người vận hành xe nâng nên được đào tạo bài bản không chỉ về việc lái xe nâng mà còn phải về an toàn lao động và an toàn xe nâng

Đường dốc cũng gây ra rủi ro do trọng lượng quá lớn của xe nâng. Người điều khiển nên đi tiến với hàng hóa ở phía trước khi lái xe lên dốc. Ngược lại, người lái xe nên đi lùi khi xuống dốc. Nếu không tuân thủ thì có thể khiến xe và hàng hóa bị đổ rơi, hoặc tệ hơn là gây lật xe do mất cân bằng. Bắt buộc phải GÀI phanh tay và CHÊM bánh xe nếu bạn cần dừng đỗ xe TRÊN DỐC trong trường hợp khẩn cấp. Bạn cũng TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC quay xe trên dốc.

VI. HÀNG HÓA:

Khối lượng hàng hóa tạo ra các nguy cơ bổ sung cho xe nâng tùy thuộc vào trọng lượng của một chuyến hàng. Bạn phải luôn cố định tải của mình trước khi di chuyển xe nâng và kiểm tra kỹ xem tải có ổn định dưới mức tải trọng cho phép hay không. Bất kỳ sai lầm nào đều có thể dẫn đến lật xe hoặc các tai nạn khác. Lái xe thận trọng khi mang theo các mặt hàng nguy hiểm vì nếu bị đổ hoặc rơi có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ khu vực làm việc.

Hi vọng qua bài viết này, XENANGTAIDAY.COM có thể giúp quý bạn đọc vận hành xe nâng một cách an toàn hơn và nhận biết các rủi ro tiềm ẩn một cách khoa học và chính xác, nhanh chóng hơn.

xe nâng tại đây

Xe Nâng Tại Đây

Hơn 10 năm mua bán, nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng Nhật Bản. Đội ngũ tư vấn giải pháp nâng hàng giàu kinh nghiệm, Hãy gọi ngay Hotline 0983 446 248 hoặc gửi email: xenangtaiday@gmail.com