Bài viết sau sẽ giới thiệu về máy đề xe nâng (còn gọi: mô tơ khởi động xe nâng, mô tơ đề xe nâng), máy phát điện xe nâng (còn được gọi: mô tơ phát điện xe nâng) là gì?
1. Máy phát điện xe nâng
Máy phát điện xe nâng hay còn gọi là đinamo là một bộ phận quan trọng trên xe nâng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của xe . Thiết bị này cung cấp điện cho toàn bộ hoạt động của xe bên cạnh đó máy phát còn có một nhiệm vụ là tiến hành nạp lại điện cho ắc quy sau quá trình khởi động ắc quy xe nâng bị sụt áp. Trong quá trình xe hoạt động thì các hệ thống trên xe sẽ sử dụng nguồn điện trực tiếp tự máy phát, trừ trường hợp máy phát không đáp ứng đủ thì acquy mới hỗ trợ cung cấp thêm.
Máy phát xe nâng
Cấu tạo của máy phát điện xe nâng
Về cấu tạo chung của máy phát điện xe nâng bao gồm 3 bộ phận chính: là phát ra điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh lại điện áp.
Trong bộ phận phát điện, được thiết kế là một nam châm điện hay còn gọi là Rotor, sử dụng chuyển động của động cơ đến rotor cùng với từ trường tác dụng lên dây điện được quấn trong stator sinh ra dòng điện. Về bản chất của rotor là nam điện khi quay trong cuộn Stator và sinh ra từ trường biến thiên từ đó sản sinh ra điện trong cuộn Stator. Quá trình này hoạt động sẽ dần sinh ra nhiệt vì có cường độ dòng điện chạy vào Rotor. Chính vì thế, một số loại máy phát có thiết kế thêm cánh quạt để hỗ trợ tản nhiệt cho máy phát. Ở Stator sinh ra dòng điện xoay chiều 3 pha nhờ việc thay đổi từ thông khi Rotor quay.
Nhưng dòng điện này không thể được sử dụng vì các thiết bị trên xe sử dụng điện một chiều. Chính vì thế người ta sản xuất thêm bộ chỉnh lưu. Chức năng chính của bộ chỉnh lưu là biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều nhờ các nguyên lý của các đi ốt chỉ cho dòng điện một chiều đi sang và giữ lại dòng có chiều ngược lại. Vì thế mới có khái niệm mạch chỉnh lưu nửa sóng và mạch chỉnh lưu toàn sóng. Tuy nhiên, loại điện áp này sẽ không ổn định do đó cần phải có bộ tiết chế để điều chỉnh điện áp. Từ đó dòng điện sinh ra dễ dàng sử dụng cho các thiết bị mà không làm hỏng chúng.
Những hư hỏng thường gặp ở máy phát điện xe nâng
Với những vai trò như thế, máy phát xe nâng là thiết bị cần phải được lưu ý kiểm tra. Khi máy phát bị hư hỏng sẽ có tiếng động lạ trên xe, có có ù ù . Thông thường nguyên nhân hay xảy ra là do bị đứt dây curoa . Rất ít trường hợp bộ phận IC hay điot trên máy hư hỏng, khi xe bị hư hỏng máy phát cần được khắc phục kịp thời để không bị ảnh hưởng tiến độ vận hành. Sau đây là các dấu hiệu của máy phát điện của xe bị hỏng:
+ Xe khó khởi động: Khi đó điện áp bình ắc quy xe nâng sẽ không đủ để khởi động xe do máy phát không hề nạp điện lại cho acquy ở lần khởi động trước.
+ Đèn sáng không rõ: khi vận hành nếu ánh sáng bàn điều khiển có bị mờ so với thông thường. Ngoài ra, các thiết bị khác như radio , hay loa cũng sẽ hoạt động bất thường.
+ Ắc quy xe nâng bị chết: thường ắc quy có tuổi thọ sử dụng khoảng 2 năm. Trừ việc ac quy bị hư do đến ngưỡng thay thế thì việc máy phát hư hỏng cũng sẽ làm cạn bình ắc quy xe nâng.
+ Như đã đề cập khi xe có âm thanh lạ hay có mùi khét thì vấn đề là do dây curoa ma sát với các bộ phận khác tạo ra.
+ Ngoài ra còn nguyên nhân khác như cuộn kích trong máy phát bị hỏng, chổi than bị mòn do quá trình sử dụng, bộ phận chỉnh lưu có điot bị hỏng,… những trường hợp này đều ảnh hưởng đến máy phát mà không có dấu hiệu rõ ràng. Thế nên, cần phải kiểm tra và bảo dưỡng xe nâng định kỳ để đảm bảo xe vận hành tốt không bị trì hoàn tiến độ công việc.
2. Máy đề xe nâng, máy khởi động xe nâng
Máy đề xe nâng hay còn gọi là máy khởi động, cục đề, củ đề, bộ đề… có nhiệm vụ khởi động động cơ xe nâng. Nếu máy khởi động bị hư hỏng xe sẽ không thể nổ máy được. Về nguyên tắc, hệ thống khởi động sẽ dẫn động kéo trục khuỷu của động cơ quay đến một tốc độ nhất định động cơ có thể nổ máy và tự hoạt động.
Máy đề - máy khởi động
Để khởi động được động cơ thì yêu cầu trục khuỷu phải quay nhanh hơn tốc độ quay nhỏ nhất. Thông thường các động cơ thường có tốc độ quay nhỏ nhất rơi vào khoảng từ 40 – 100 vòng / phút ( ở động cơ xăng là 40-60 còn động cơ dầu là 80-100).
Hệ thống khởi động ô tô hay xe nâng ngày nay thường dùng là mô tơ điện một chiều. Động cơ khởi động dùng nguồn điện là nguồn của acquy . Máy đề tạo ra moment lớn từ nguồn điện của ăcquy vì thế có cấu tạo và phân loại rất đặc biệt, vì sau khi động cơ tự nổ máy máy đề phải tự ngắt được nguồn truyền lực đến động cơ ngay tức thì.
Các loại máy khởi động xe nâng
Máy khởi động xe nâng có các 3 loại chính:
- Loại giảm tốc
- Loại đồng trục
- Loại bánh răng hành tinh.
Đối với loại giảm tốc: Loại này sẽ sử dụng mô tơ tốc độ cao . Nhưng để kéo nổi trục khuỷu của động cơ, yêu cầu máy đề phải tạo ra moment xoắn lớn và để tăng moment xoắn, lúc này bộ truyền giảm tốc sẽ làm giảm đi tốc độ quay của phần ứng lõi mô tơ và moment được tăng lên. Khi hoạt động công tắc từ sẽ đẩy bánh răng dẫn động ăn khớp vào vành răng của bánh đà , sau đó phần ứng của máy đề quay truyền qua bánh răng giảm tốc đến bánh răng khởi động và kéo trục khuỷu xoay.
Đối với loại đồng trục (loại thông thường ): Bánh răng khởi động sẽ được đặt trên cùng một trục với lõi mô tơ và quay cùng tốc độ với lõi. Cần dẫn động được nối với thanh đẩy của công tắc từ đẩy bánh răng chủ động và làm cho nó ăn khớp với vành răng của bánh đà kéo động cơ khởi động.
Đối với loại bánh răng hành tinh: Loại này dụng bộ truyền bánh răng hành tinh để giảm tốc độ quay của mô tơ. Bánh răng khởi động được ăn khớp với vành răng bánh đà thông qua cần dẫn được dẫn động bởi công tắc từ như loại máy khởi động đồng trục.
Về nguyên lý hoạt động máy khởi động, máy đề được chia thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 hút vào (kéo): khi bật chìa khoá vị trí đề máy, dòng điện sẽ từ acquy đi vào cuộn giữ và cuộn hút. Sau đó đi từ cuộn hút tới phần ứng ( rotor) qua cuộn cảm và về mass. Việc tạo ra lực điện từ trọng cuộn giữ và cuộn hút làm cho công tắc từ hoạt động hút piston đi vào. Thông qua cơ cấu thanh đầy bánh răng đè được đẩy ra và ăn khớp với bánh răng của vành răng trên bánh đà.
Giai đoạn 2 giữa: ngay lúc này không có dòng điện chạy qua cuộn hút vì hai đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận được nguồn từ acquy. Cuộn dây phần ứng sẽ quay với tốc độ cao và động cơ được khởi động.
Giai đoạn 3 hồi về: khi khoá đề trở về vị trí ON. Lúc này tiếp điểm chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ công tắc chính tới cuộn hút rồi qua cuộn giữ. Dòng điện ở cuộn hút và cuộn giữ tạo ra lực điện từ tự triệt tiêu nhau nên không giữ đc piston. Do đó , piston đẩy bánh răng đề về nhờ lò xo hồi vị kết thúc quá trình khởi động.
Các hư hỏng thường gặp của máy đề, máy khởi động
- Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống này là hỏng relay khởi động, mòn chổi than, IC đánh lửa hỏng và đường dây mối nối bị chập chờn.
- Đối với relay hư hỏng.Dấu hiệu nhận biết là âm thanh tách tách khi đề. Lý do là do nguôn cấp cho cuộn hút qua relay bị sự cố nên hiện tượng hút nhả diễn ra mà không có quá trình giữ.
- Hư hỏng này có thể dẫn đến trượt đề, vỡ răng và làm ảnh hưởng để máy khởi động.
Cấu tạo máy đề - máy khởi động
- Đối với việc mòn chổi than, qua thời gian dài sử dụng sẽ bị mòn làm hiệu quả quay của phần ứng ( rotor giảm) không đủ lực để tạo moment lớn kéo nổi động cơ.
- Đối với IC đánh lửa bị hỏng. Thời điểm đnáh lửa sai làm cho quá trình hồi về bị chậm hơn so với thời điểm sinh công của động cơ dẫn đến mẻ răng đề, vỡ răng, bién dạng hay thậm chí là phá huỷ máy đề.
3. Mua máy phát, máy đề cho xe nâng ở đâu?
- XENANGTAIDAY.COM chuyên cung cấp các sản phẩm máy đề, máy phát cho xe nâng hàng chất lượng cao, bên cạnh đó có các dịch vụ hỗ trợ bảo dưỡng sửa chữa sẽ giúp quý khách an tâm khi mua hàng ở công ty chúng tôi.
- Chúng tôi cung cấp tất cả phụ tùng xe nâng như Toyota, Komatsu, Mitsubishi,...