XENANGTAIDAY.COM hiện cung cấp xe nâng điện ngồi lái 500kg, 700kg, 1 tấn, 1.5 tấn, 1.8 tấn, 2 tấn, 2.5 tấn và 3 tấn. Xe nâng điện ngồi lái thương hiệu Komatsu, Toyota, Mitubishi, Tcm, Nissan…Chiều cao nâng của xe nâng điện ngồi lái từ 3,000 - 6,000mm. Xe nâng điện ngồi lái có hai loại: xe ngồi lái 3 bánh và xe ngồi lái 4 bánh. Nhu cầu nâng hàng của bạn là bao nhiêu tấn? Hãy liên hệ ngay chúng tôi để báo giá chi tiết từng xe nâng cụ thể!
Chúng tôi chuyên bán xe nâng điện ngồi lái nhập khẩu Nhật Bản chính hãng
✅ Xe nâng điện ngồi lái Komatsu |
✅ Xe nâng điện ngồi lái Mitsubishi |
✅ Xe nâng điện ngồi lái Toyota |
✅ Xe nâng điện ngồi lái TCM |
✅ Xe nâng điện ngồi lái Nissan |
✅ Xe nâng điện ngồi lái Sumitomo |
✅ Xe nâng điện ngồi lái Unicarriers |
✅ Xe nâng điện ngồi lái Nichiyu |
Một số video xe nâng điện ngồi lái thông dụng nhất:
Video nâng điện ngồi lái 2.5 tấn KOMATSU
Video nâng điện ngồi lái 1.5 tấn KOMATSU
Giải quyết được vấn đề ô nhiễm, thân thiện với môi trường, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch… là những lợi ích mà việc sử dụng xe nâng điện ngồi lái mang lại. Ngoài ra sử dụng xe nâng điện ngồi lái chi phí nhiên liệu, vận hành thấp hơn nhiều so với xe nâng động cơ.

xe nâng điện ngồi lái
I. Phân loại xe nâng điện ngồi lái:
Xe nâng điện ngồi lái có hai loại 3 bánh và 4 bánh. Tùy yêu cầu sử dụng mà lựa chọn loại phù hợp.
Xe nâng điện ngồi lái 3 bánh:

Xe nâng điện ngồi lái 3 bánh
- Xe nâng ngồi lái 3 bánh và 4 bánh có thiết kế rất tương đồng nhau. Tuy nhiên, xe nâng điện 3 bánh tải trọng nâng không quá 2 tấn, chiều cao nâng dưới 6 m. Xe nâng điện 3 bánh phù hợp cho không gian rất hẹp và nâng vật nhẹ.
- Tính cơ động của xe nâng điện ngồi lái 3 bánh cao hơn xe nâng điện ngồi lái 4 bánh. Cả xe nâng ngồi lái 3 và 4 bánh đều sử dụng bánh lái phía sau. Nhưng xe nâng điện ngồi lái 3 bánh thì sử dụng cụm bánh sau ở chính giữa phía sau.
Xe nâng điện ngồi lái 4 bánh:

Xe nâng điện ngồi lái 4 bánh
- Xe có cơ chế hoạt động như xe nâng gắn động cơ dầu hoặc xăng – gas.
- Xe có trọng tải từ 0,5 tấn đến 5,0 tấn. Ở Việt Nam xe nâng có trọng tải từ 1,0 – 3,0 tấn được sử dụng rất nhiều, rộng rãi. Dòng xe từ 3.5 - 5,0 tấn cần phải đặc hàng trước.
II. Ứng dụng của xe nâng điện ngồi lái
- Bên trong nhà xưởng, kho hàng có nhiều kệ, giá với độ cao tối đa có thể lấy hàng là 6,0m.
- Hoạt động tốt trên nhà gồ gề và có nhiều vật cản trên bề mặt di chuyển.
- Xe thường được sử dụng nhiều trong các ngành như: dược phẩm, thực phẩm, ngành sản xuất linh kiện điện từ, các doanh nghiệp về xuất nhập khẩu, trong các siêu thị…
III. Đặc điểm chung của xe nâng điện:
Khí thải: Một trong những ưu điểm đầu tiên của xe nâng điện chính là khí thải, Khác với các loại xe sử dụng nhiên liệu khác, xe nâng điện hoàn toàn không có khí thải, Đây là một lợi ích lớn nếu bạn dự định sử dụng xe trong kho kín, kho thực phẩm.
Nhiên liệu: Xe nâng điện sử dụng nhiên liệu rẻ hơn rất nhiều so với các loại xe nâng khác như dầu, xăng, ga.
Tuổi thọ: Tuổi thọ vận hành cũng là một ưu điểm nổi bật của xe nâng điện, Do có ít chi tiết cơ khí vận hành hơn các loại xe khác, nên tuổi thọ của xe điện sẽ dài hơn, Ngoài ra do việc được sử dụng và vận hành trong môi trường sạch hơn, tuổi thọ của xe nâng điện cũng lâu hơn.
Bảo dưỡng: Vấn đề bảo dưỡng đối với xe nâng điện cũng là một ưu điểm lớn, do có ít chi tiết cơ khí vận hành, nên việc bảo dưỡng xe nâng điện cũng không yêu cầu thường xuyên như xe dầu.
Tiếng ồn: Ưu điểm lớn của các loại xe nâng điện là tạo ra tiếng ồn ở mức rất thấp, Nếu bạn đã từng nghe thử một xe dầu vận hành, chắc chắn bạn sẽ công nhận điều này, Đây cũng là một ưu thế lớn khi xe vận hành trong kho.
IV. Cấu tạo xe nâng điện ngồi lái

Cấu tạo xe nâng điện ngồi lái bao gồm:
- No. 1 Càng nâng
- No. 2 Giàn nâng/Giá nâng
- No. 3 Khung nâng
- No. 4 Khung bảo vệ cabin
- No. 5 Ghế ngồi lái
- No. 6 Vô lăng
- No. 7 Cần điều khiển nâng hàng
- No. 8 Bánh sau
- No. 9 Bánh trước
Phân loại cấu tạo theo bộ phận:
- Động cơ điện: hệ thống động cơ được tích hợp vào xe và được sử dụng cho hoạt động chính của xe: nâng hạ và di chuyển hàng hóa.
- Càng nâng: nâng được nhiều loại hàng hóa với kích thước khác nhau, tải trọng lớn. Có thể sử dụng tốt trong vận chuyển các loại hàng hóa cồng kềnh, kiện hàng nặng.
- Bình ắc quy: là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe. Đó là nguồn năng lượng cung cấp điện để giữ cho xe chạy. Bình ắc quy giống như hầu hết các loại pin, tuổi thọ của ắc quy sẽ phụ thuộc vào tần suất sử dụng của xe hoặc mức độ sạc của ắc quy.
- Hệ thống điều khiển: hoạt động dựa trên cơ sở hệ thống mạch điều khiển bên trong và cảm biến từ. Tốc độ di chuyển của xe nâng điện ngồi lái sẽ phụ thuộc tay vặn và chân đạp ga của người lái.
- Bo mạch điều khiển chip: Có khả năng bắt tín hiệu của người lái trong hệ thống động cơ bên trong để chiếc xe hoạt động như dự định.
- Hệ thống bánh xe: được thiết kế để thích ứng với từng loại xe. Các vật liệu thường được sử dụng để làm bánh xe là cao su (lốp đặc hoặc lốp hơi)
Bên cạnh đó, xe nâng điện ngồi lái cũng được trang bị một số bộ phận hỗ trợ khác như ghế lái, đèn pha, còi và đèn báo. Đều này cũng tùy thuộc vào từng loại xe với mục đích sử dụng là khác nhau.
V. Ưu, nhược điểm của xe nâng điện ngồi lái
Ưu điểm
- Xe nâng điện ngồi lái được trang bị mô tơ điện xoay chiều công suất lớn, làm giảm kích thước của mô tơ từ đó làm xe nâng nhỏ gọn và tiêu thụ năng lượng điện ít hơn.
- Xe nâng có khả năng nạp lại năng lượng thừa: Khi bạn đạp thắng (phanh) năng lượng thừa sẽ được đưa về bình ắc quy – bình điện để sử dụng cho chu kỳ tiếp theo.
- Một ưu điểm đặc biệt có ở xe nâng điện đứng lái là xe được lắp đặt với hệ thống giảm sốc và chống nghiêng, chống lật giúp bảo vệ hàng hóa và người vận hành.
- Không gây ồn và ô nhiễm môi trường xung quanh.
Nhược điểm:
- Thời gian sử dụng ngắn hơn so với xe nâng động cơ xăng, dầu. Thường là 8 tiêng s/ ngày. Nếu đang sử dụng mà hết điện thì phải sạc bình rất lâu
- Do công suất yếu hơn xe đầu và xăng nên không nên làm việc trong môi trường dốc. Trong nhiều trường hợp sẽ làm hư các cong công suất và giảm tuổi thọ bình điện
VI. Một số câu hỏi khách hàng hay hỏi về xe nâng điện ngồi lái:
- Xe nâng điện ngồi lái cần lối đi hoạt động bao nhiêu mét? Đối với xe nâng điện ngồi lái 3 bánh lối đi cần cho xe nâng hoạt động từ 3,2 – 3,4m, đối với xe nâng ngồi lái 4 bánh lối di cần cho xe hoạt động 3,8 – 4,0m, (càng tiêu chuẩn 1m, nếu càng dài hơn thì lối đi cộng thêm phần chênh lệch)
- Xe nâng điện ngồi lái nâng cao bao nhiêu mét? Hiện XENANGTAIDAY.COM cung cấp khung nâng cao tối đa 6,0m.
- Xe nâng điện ngồi lái chạy bao lâu hết bình? Với mỗi lần xạc từ 6 – 8 giờ, bình điện sử dụng được 8 giờ (nếu vận hành công suất tối đa: 5 giờ). Đối với xe nâng điện đã qua sử dụng, bình điện có thể sử dụng từ 3 đến 4 giờ.
VII. Cách lựa chọn xe nâng điện ngồi lái
1. Đầu tiên, phải xác định được chiều cao nâng chúng ta mong muốn dựa vào chiều cao của giá kệ lớn nhất, cộng thêm 10cm của pallet và 10 cm nhất lấy pallet.
2. Xác định được cửa nhà kho của bạn là bao nhiêu? Xe có hoạt động trong cont không? Lựa chọn được kiểu khung nâng (khung nâng 2 tầng hay 3 tầng).
3. Xác định khối lượng hàng hóa của bạn lớn nhất là bao nhiêu kg? và quan trọng không kém là kích thước hàng hóa của bạn như: Chiều dài, rộng, cao.
4. Xác định được lối đi giữa hai giá kệ gần nhau nhất là bao nhiêu?
5. Xác định được kiểu giá kệ của bạn là: Selective Pallet Racking, Drive-in, Double deep hay Kệ khuôn
6. Nếu bạn đã có bản vẽ hệ thống kho, kệ hay liên hệ ngay XENANGTAIDAY.COM, với hơn 10 năm kinh doanh xe nâng, tư vấn giải pháp tối ưu và chi phí đầu tư xe nâng hiệu quả.
VIII. Bảng giá xe nâng điện ngồi lái
Xe nâng tại đây chuyên cung cấp xe nâng điện ngồi lái mới nhất 2023 gồm xe nâng cũ và mới các loại nhập khẩu Nhật, xe nâng điện ngồi lái chính hãng Nhật như KOMATSU TOYOTA MITSUBISHI TCM NISSAN SUMITOMO NICHIYU SHINKO UNICARRIERS… Sức nâng từ 900kg, 1,0 tấn, 1,3 tấn 1,5 tấn 1,8 tấn 2,0 tấn 2,5 tấn 3,0 tấn.
Giá xe nâng điện ngồi lái cũ nhập khẩu Nhật bao nhiêu?
Giá xe nâng điện ngồi lái phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tải trọng nâng, năm sản xuất, tình trạng, hoạt động bao nhiêu giờ, khung nâng cao bao nhiêu, phụ kiện đính kèm xe nâng, bình điện mới hay bình điện cũ … Dưới đây là bảng giá khoảng xe nâng điện đã qua sử dụng nhập khẩu Nhật (Chưa sử dụng ở Việt Nam).
Giá xe nâng điện ngồi lái
|
Khoảng giá xe nâng
|
✅Xe nâng điện ngồi lái 500kg đến 1 tấn
|
50,000,000 – 120,000,000
|
✅Xe nâng điện ngồi lái 1,3 tấn đến 1,5 tấn
|
100,000,000 – 220,000,000
|
✅Xe nâng điện ngồi lái 1,8 tấn đến 2,0 tấn
|
140,000,000 - 260,000,000
|
✅Xe nâng điện ngồi lái 2,5 tấn đến 3,0 tấn
|
150,000,000 - 400,000,000
|
✅Xe nâng điện ngồi lái trên 3.5 tấn
|
Liên hệ
|
Bảng giá xe nâng điện ngồi lái từ 1 đến 3 tấn
Qua những chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào hiểu rõ xe nâng điện ngồi lái là gì? Chúng có công dụng thế nào và ưu nhược điểm ra sao để từ đó quyết định có nên mua một chiếc xe nâng điện ngồi lái để thực hiện công việc của mình hay không.
Hiện nay XENANGTAIDAY.COM đang là nhà phân phối tất cả các dòng xe nâng điện ngồi lái nói chung. Có nhiều model khác nhau để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của từng loại công việc.
Sử dụng xe nâng điện ngồi lái giúp bạn làm việc nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian cũng như công sức làm việc. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé. Xin cảm ơn.
Câu hỏi thường gặp
Hỏi: Các thương hiệu xe nâng điện ngồi lái hiện nay được ưa chuộng là gì?
Trả Lời: Chúng tôi chuyên bán xe nâng điện ngồi lái nhập khẩu Nhật Bản chính hãng
- Xe nâng điện ngồi lái Komatsu
- Xe nâng điện ngồi lái Toyota
- Xe nâng điện ngồi lái Nissan
- Xe nâng điện ngồi lái Mitsubishi
- Xe nâng điện ngồi lái TCM
- Xe nâng điện ngồi lái Sumitomo
Hỏi: Nên mua xe nâng điện ngồi lái cũ hay mới?
Trả Lời: Đây là câu hỏi thường gặp của doanh nghiệp đang cần mua xe nâng hàng.
- Xe nâng cũ: Tiết kiệm chi phí, thích hợp dành cho các doanh nghiệp nhỏ
- Xe nâng mới: Tránh được các rủi ro hư hỏng, bảo hành, năng suất làm việc cao