Xe nâng điện - Xu thế của thời đại

Trong thế kỷ 21, khi giá nhiên liệu truyền thống và yêu cầu về khí thải ngày càng tăng cao, nhu cầu điện khí hóa trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, và ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành xử lý vật tư, cùng với những chiếc xe nâng hàng, đều không nằm ngoài xu thế này

I. XE NÂNG LÀ GÌ?

Xe nâng điện ngồi lái bình điện axít-chì khô thế hệ thứ 2 của hãng KOMATSU

Xe nâng điện là một dòng xe chuyên dụng dùng để nâng hạ và di chuyển hàng hoá, vật tư. Chúng có tính năng, thiết kế, kiểu dáng và kích thước đa dạng. Chính vì thế, người ta chia xe nâng thành nhiều loại khác nhau. Xe nâng được chia thành 3 loại chính: Xe nâng hạ bằng tay, xe nâng hạ sử dụng motor điện và xe nâng hạ sử dụng động cơ đốt trong (dầu, xăng - gas).

II. LỢI ÍCH TRONG NGÀNH XỬ LÝ VẬT TƯ, KHO XƯỞNG:

Xe nâng được ứng dụng rộng rãi và đa phần là phục vụ cho các ngành công nghiệp. Chúng được sử dụng nhiều tại các công trường xây dựng, lâm trường khai thác gỗ, kho xưởng, cảng biển, cảng hàng không, đưa người lên cao,... Hãy cùng XENANGTAIDAY.COM tìm hiểu những ứng dụng nổi bật của xe nâng hiện nay nhé!

1. Ứng dụng xe nâng tại công trường, lâm trường:

Xe nâng điện làm việc tại lâm trường

Xe nâng là công cụ chủ lực trong ngành vật liệu xây dựng. Chúng giúp tối ưu hoá sức lao động, thời gian làm việc và cải thiện năng suất hàng hoá. Những chiếc xe nâng có nhiệm vụ di chuyển vật tư, hàng hoá từ nơi này sang nơi khác bằng cách nâng, hạ và di chuyển trên một quãng đường ngắn. Chúng di chuyển khắp nơi trong công trường và đảm nhiệm việc bốc dỡ hàng hoá từ xe tải xuống và ngược lại. Cùng với lợi thế đó, xe nâng có thể đưa hàng hoá lên cao đến hơn chục mét và thay thế cho ròng rọc truyền thống.

2. Ứng dụng xe nâng tại kho xưởng:

Xe nâng điện đứng lái có thiết kế đặc biệt phù hợp trong kho xưởng có kệ hàng cao và lối đi hẹp

Trong môi trường kho xưởng, hàng hoá được sắp xếp theo kho kệ. Vì thế, diện tích và lối đi cũng hạn chế và chật hẹp. Xe nâng là giải pháp tốt nhất để phục vụ các hoạt động vận chuyển hàng hoá trong kho. Chúng có kích thước nhỏ gọn, hoạt động linh hoạt trong môi trường chật hẹp. Có thể nâng hàng lên đến hơn chục mét, giúp giảm thiểu tối đa sức lao động , tối ưu hoá chi phí quản lý kho bãi.

3. Ứng dụng xe nâng tại cảng biển, cảng hàng không:

Xe nâng điện làm việc tại cảng biển

Với một môi trường kết nối toàn cầu như hiện nay, việc vận chuyển các công-ten-nơ lớn hàng chục tấn với những chiếc tàu thủy siêu trọng, lên đến 500.000 tấn đã không còn gì xa lạ với chúng ta. Cùng với đó, các hãng xe nâng cũng thiết kế các dòng xe chuyên bốc dỡ thùng công với trọng tải siêu khủng, có thể lên đến 50 - 60 tấn. Ngoài ra, chúng ta còn có các dòng xe nhỏ gọn, linh hoạt, sử dụng tại các cảng hàng không, có thể chạy trực tiếp vào bên trong thân máy bay và bốc dỡ hàng hóa, pallet,...

4. Ứng dụng để đưa người lên cao:

Một điều mà chúng ta ít để ý đó chính là xe nâng còn có thể được dùng để đưa nhân công lên các độ cao khác nhau, thực hiện các công việc khác nhau như đấu nối, sửa đường dây điện, cắt tỉa cành cây, lắp ráp những cỗ máy lớn,...

III. XE NÂNG ĐIỆN LÀ GÌ? ƯU, NHƯỢC ĐIỂM RA SAO VỚI XE NÂNG ĐỘNG CƠ?

1. Xe nâng điện là gì?

Xe nâng điện sử dụng motor điện và chạy hoàn toàn bằng điện năng

Xe nâng điện là xe nâng sử dụng năng lượng điện. Thay vì sử dụng động cơ đốt trong truyền thống chạy bằng diesel, xăng hay bình gas thì xe này sử dụng motor điện. Tuỳ theo công suất và tải trọng của xe mà công suất motor cũng sẽ khác nhau, tương ứng với công suất bình ắc quy xả sâu khác nhau.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng xe nâng điện vì chúng có nhiều ưu điểm nổi bật như: không khí thải, tiếng ồn nhỏ và tuổi thọ cao. Chúng ta cùng tìm hiểu những ưu điểm nổi bật của dòng xe nâng điện.

2. Ưu điểm, nhược điểm:

Xe nâng điện có ưu thế vượt trội so với xe nâng động cơ đốt trong truyền thống

2.1. Khí thải:

- Ưu điểm: Một trong những yếu tố cần xem xét khi lựa chọn xe nâng của các doanh nghiệp đó là vấn đề khí thải. Xe nâng điện là lựa chọn tuyệt vời của các nhà đầu tư, nổi bật ở điểm KHÔNG sinh ra khí thải, thân thiện với môi trường. Trong các kho thực phẩm, kho nguyên liệu, kho kín, người ta ưu tiên chọn loại xe không khí thải, vì những khu vực đó cần sự thông thoáng tốt. Do đó, các xe sử dụng nhiên liệu dầu, gas hầu như rất ít sử dụng trong kho, đặc biệt là các kho không thoáng khí hay yêu cầu gắt gao về vệ sinh an toàn thực phẩm và lao động.

- Nhược điểm: Thực tế nếu xe nâng điện sử dụng bình ắc quy axít-chì thay vì lithium thì trong quá trình sạc điện, bình điện sẽ nóng lên và sinh ra khí hydro do các cell (hộc) bình sôi lên. Vì hydro là khí dễ cháy nên khu vực sạc cần phải đảm bảo an toàn cháy nổ tối đa và thoáng khí.

2.2. Nhiên liệu:

- Ưu điểm: Về chi phí vận hành cho xe nâng thì xe nâng điện sẽ có mức phí thấp hơn nhiều xe nâng động cơ. Năng lượng điện an toàn hơn nhiên liệu xăng, dầu, bình gas; ngoài ra chúng cũng sạch sẽ hơn và thân thiện môi trường hơn.

- Nhược điểm: Sạc bình điện lâu. Đối với dòng điện 3 pha sẽ mất từ khoảng 6 đến 8 tiếng, dòng điện 1 pha thường khoảng 10 tiếng. Sau thời gian khoảng 4 - 5 năm phải thay bình ắc quy. Trên thực tế, tuổi thọ của bình ắc quy còn tuỳ thuộc vào cách bảo quản và sử dụng của khách hàng. Nếu quý khách chọn mua bình lithium cao cấp thì sẽ có thể sử dụng máy sạc nhanh, giúp giảm thời gian sạc còn 2 tiếng, đồng thời tuổi thọ và bảo hành sẽ lâu hơn gấp đôi.

2.3. Tuổi thọ:

- Ưu điểm: Tuổi thọ vận hành cũng là một ưu điểm nổi bật của xe nâng điện. Do có ít chi tiết cơ khí vận hành hơn các loại xe khác, tuổi thọ của xe điện sẽ dài hơn. Ngoài ra, do việc được sử dụng và vận hành trong môi trường sạch hơn, tuổi thọ của xe nâng điện cũng lâu hơn.

- Nhược điểm: Khi vận hành xe trong môi trường ẩm ướt, khí bụi, hóa chất liên tục sẽ không tốt cho các mạch điều khiển của xe.

2.4. Bảo dưỡng:

- Ưu điểm: Vấn đề bảo dưỡng đối với xe nâng điện cũng là một ưu điểm lớn. Như đã đề cập ở trên, do có ít chi tiết cơ khí vận hành, nên việc bảo dưỡng xe nâng điện cũng không yêu cầu thường xuyên như xe động cơ (bôi mỡ, vệ sinh các chi tiết, bộ phận của xe,...).

- Nhược điểm: Phải chú ý theo dõi thường xuyên bình ắc quy, vì đây là bộ phận quan trọng nhất của xe nâng điện.

2.5. Tiếng ồn:

- Ưu điểm: Ưu điểm lớn của các loại xe nâng điện là tạo ra tiếng ồn ở mức rất thấp. Nếu bạn đã từng nghe thử một xe dầu hay xăng vận hành, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy điều này. Đây cũng là một ưu thế lớn khi xe vận hành trong kho.

- Nhược điểm: Cũng chính vì quá yên tĩnh khi vận hành nên ta cần đặt biển cảnh báo và trang bị hệ thống còi khi xe hoạt động trong khu vực có người thường xuyên qua lại.

IV. CÁC SẢN PHẨM XE NÂNG ĐIỆN HIỆN CÓ TẠI XENANGTAIDAY.COM:

1. Xe nâng điện đứng lái KOMATSU FB18RL-14:

Xe nâng điện đứng lái KOMATSU FB18RL-14

Bảng thông số kỹ thuật Xe nâng điện đứng lái 1.8 tấn KOMATSU FB18RL-14:

Nhà Sản Xuất: KOMATSU Chức năng: Full free
Model: FB18RL-14 Năm Sản Xuất: 2011
Động cơ: Điện Số Giờ hoạt động: 10,221
Sức nâng (kg): 1,550 Loại lốp: PU
Chiều cao nâng (mm): 7,200 Loại khung: 3 tầng
Càng dài (mm): 975 Tổng trọng lượng (kg): 2,610
Công suất bình điện: 48 V - 370 Ah Thời gian sạc đầy: từ 6 - 8 giờ
Nguồn điện sạc: 1 phase 220V hoặc 3 phase 200V Số cell bình: 24 cell

  Lưu ý:

Nguồn điện: Đối với nguồn điện 3 pha, quý khách cần sử dụng máy biến thế để giảm từ 380V xuống 200V để nạp điện cho xe.
Bình điện:

Khi sử dụng không được để bình điện hết sạch, hệ thống sạc trọng xe không kích hoạt nạp được.

Nếu ít sử dụng, quý Khách cần định kỳ 20 ngày sạc 1 lần để bảo vệ bình điện.

Định kỳ kiểm tra, châm nước bình điện nếu thiếu. Vệ sinh sạch bề mặt bình điện.

Phải nạp bình đủ điện rồi mới sử dụng, không được nạp lắt nhắt, nhỏ giọt.

Vệ sinh: Không được dùng nước xịt rửa trực tiếp vào xe gây cháy nổ bo mạch, chỉ được vệ sinh khô và xịt hơi.

Xem chi tiết Xe nâng điện đứng lái KOMATSU FB18RL-14 tại đây.

2. Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FB20M-12:

Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FB20M-12

Bảng thông số kỹ thuật Xe nâng điện ngồi lái 2 tấn KOMATSU FB20M-12:

Nhà Sản Xuất: KOMATSU Chức năng: Full free
Model: FB20M-12 Năm Sản Xuất: 2013
Động cơ: Điện Số Giờ hoạt động: 5,775
Sức nâng (kg): 1,250 Loại lốp: Đặc
Chiều cao nâng (mm): 5,000 Loại khung: 3 tầng
Càng dài (mm): 1,070 Tổng trọng lượng (kg): 4,080
Công suất bình điện: 48 V - 468 Ah Thời gian sạc đầy: từ 6 - 8 giờ
Nguồn điện sạc: 1 phase 220V hoặc 3 phase 200V Số cell bình: 24 cell

  Lưu ý:

Nguồn điện: Đối với nguồn điện 3 pha, quý khách cần sử dụng máy biến thế để giảm từ 380V xuống 200V để nạp điện cho xe.
Bình điện:

Khi sử dụng không được để bình điện hết sạch, hệ thống sạc trọng xe không kích hoạt nạp được.

Nếu ít sử dụng, quý khách cần định kỳ 20 ngày sạc 1 lần để bảo vệ bình điện.

Định kỳ kiểm tra, châm nước bình điện nếu thiếu. Vệ sinh sạch bề mặt bình điện.

Phải nạp bình đủ điện rồi mới sử dụng, không được nạp lắt nhắt, nhỏ giọt.

Vệ sinh: Không được dùng nước xịt rửa trực tiếp vào xe gây cháy nổ bo mạch. Chỉ được vệ sinh khô và xịt hơi.

Xem chi tiết Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FB20M-12 tại đây.

3. Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FB15-12:

Bảng thông số kỹ thuật Xe nâng điện ngồi lái 1.5 tấn KOMATSU FB15-12:

Nhà Sản Xuất: KOMATSU Chức năng: Dịch giá (Side shift) và dịch càng (Fork shift - Fork positioner)
Model: FB15-12 Năm Sản Xuất: 2017
Động cơ: Điện Số giờ hoạt động: 7,923
Sức nâng (kg): 1,150 Loại lốp: Đặc
Chiều cao nâng (mm): 3,000 Loại khung: 2 tầng
Càng dài (mm): 970 Tổng trọng lượng (kg): 3,260
Công suất bình điện: 48 V - 565 Ah Thời gian sạc đầy: từ 6 - 8 giờ
Nguồn điện sạc: 1 phase 220V hoặc 3 phase 200V Số cell bình: 24 cell

  Lưu ý:

Nguồn điện: Đối với nguồn điện 3 pha, quý khách cần sử dụng máy biến thế để giảm từ 380V xuống 200V để nạp điện cho xe.
Bình điện:

Khi sử dụng không được để bình điện hết sạch, hệ thống sạc trọng xe không kích hoạt nạp được.

Nếu ít sử dụng, quý khách cần định kỳ 20 ngày sạc 1 lần để bảo vệ bình điện.

Định kỳ kiểm tra, châm nước bình điện nếu thiếu. Vệ sinh sạch bề mặt bình điện.

Phải nạp bình đủ điện rồi mới sử dụng, không được nạp lắt nhắt, nhỏ giọt.

Vệ sinh: Không được dùng nước xịt rửa trực tiếp vào xe gây cháy nổ bo mạch. Chỉ được vệ sinh khô và xịt hơi.

Xem chi tiết Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FB15-12 tại đây.

4. Xe nâng điện đứng lái NICHIYU FBRM20-80-430:

Bảng thông số kỹ thuật Xe nâng điện đứng lái 2 tấn NICHIYU FBRM20-80-430:

Nhà Sản Xuất: NICHIYU  Chức năng: Cơ bản
Model: FBRM20-80-430 Năm Sản Xuất: 2016
Động cơ: Điện Số Giờ hoạt động: 1,212
Sức nâng (kg): 1,950 Loại lốp: PU
Chiều cao nâng (mm): 4,300 Loại khung: 3 tầng
Càng dài (mm): 970 Tổng trọng lượng (kg): 2,960
Công suất bình điện: 48 V - 320 Ah Thời gian sạc đầy: từ 6 - 8 giờ
Nguồn điện sạc: 1 phase 220V hoặc 3 phase 200V Số cell bình: 24 cell

  Lưu ý:

Nguồn điện: Đối với nguồn điện 3 pha, quý khách cần sử dụng máy biến thế để giảm từ 380V xuống 200V để nạp điện cho xe.
Bình điện:

Khi sử dụng không được để bình điện hết sạch, hệ thống sạc trọng xe không kích hoạt nạp được.

Nếu ít sử dụng, quý Khách cần định kỳ 20 ngày sạc 1 lần để bảo vệ bình điện.

Định kỳ kiểm tra, châm nước bình điện nếu thiếu. Vệ sinh sạch bề mặt bình điện.

Phải nạp bình đủ điện rồi mới sử dụng, không được nạp lắt nhắt, nhỏ giọt.

Vệ sinh: Không được dùng nước xịt rửa trực tiếp vào xe gây cháy nổ bo mạch, chỉ được vệ sinh khô và xịt hơi.

Xem chi tiết Xe nâng điện đứng lái NICHIYU FBRM20-80-430 tại đây.

5. Xe nâng điện đứng lái TOYOTA 7FBR25:

Bảng thông số kỹ thuật Xe nâng điện đứng lái 2.5 tấn TOYOTA 7FBR25:

Nhà Sản Xuất: TOYOTA Chức năng: Dịch giá (Side shift)
Model: 7FBR25 Năm Sản Xuất: 2010
Động cơ: Điện Số giờ hoạt động: 65
Sức nâng (kg): 2,500 Loại lốp: PU
Chiều cao nâng (mm): 3,000 Loại khung: 2 tầng
Càng dài (mm): 970 Tổng trọng lượng (kg): 2,940
Công suất bình điện: 48 V - 320 Ah Thời gian sạc đầy: từ 6 - 8 giờ
Nguồn điện sạc: 1 phase 220V hoặc 3 phase 200V Số cell bình: 24 cell

  Lưu ý:

Nguồn điện: Đối với nguồn điện 3 pha, Quý khách cần sử dụng biến thế để giảm từ 380V xuống 200V để nạp điện cho xe.
Bình điện:

Khi sử dụng không được để bình điện hết sạch, hệ thống sạc trọng xe không kích hoạt nạp được.

Nếu ít sử dụng, quý Khách cần định kỳ 20 ngày sạc 1 lần để bảo vệ bình điện.

Định kỳ kiểm tra, châm nước bình điện nếu thiếu. Vệ sinh sạch bề mặt bình điện.

Phải nạp bình đủ điện rồi mới sử dụng, không được nạp lắt nhắt, nhỏ giọt.

Vệ sinh: Không được dùng nước xịt rửa trực tiếp vào xe gây cháy nổ bo mạch, chỉ được vệ sinh khô và xịt hơi.

Xem chi tiết Xe nâng điện đứng lái TOYOTA 7FBR25 tại đây.

6. Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FE30-1:

Bảng thông số kỹ thuật Xe nâng điện ngồi lái 3 tấn KOMATSU FE30-1:

Nhà Sản Xuất: KOMATSU Chức năng: Mâm xoay (Rotator)
Model: FE30-1 Năm Sản Xuất: 2016
Động cơ: Điện Số giờ hoạt động: 6,789
Sức nâng (kg): 2,700 Loại lốp: Kép, Đặc
Chiều cao nâng (mm): 3,000 Loại khung: 2 tầng
Càng dài (mm): 1,220 Tổng trọng lượng (kg): 5,120
Công suất bình điện: 72 V - 420 Ah Thời gian sạc đầy: từ 6 - 8 giờ
Nguồn điện sạc: 1 phase 220V hoặc 3 phase 200V Số cell bình: 24 cell

  Lưu ý:

Nguồn điện: Đối với nguồn điện 3 pha, quý khách cần sử dụng máy biến thế để giảm từ 380V xuống 200V để nạp điện cho xe.
Bình điện:

Khi sử dụng không được để bình điện hết sạch, hệ thống sạc trọng xe không kích hoạt nạp được.

Nếu ít sử dụng, quý khách cần định kỳ 20 ngày sạc 1 lần để bảo vệ bình điện.

Định kỳ kiểm tra, châm nước bình điện nếu thiếu. Vệ sinh sạch bề mặt bình điện.

Phải nạp bình đủ điện rồi mới sử dụng, không được nạp lắt nhắt, nhỏ giọt.

Vệ sinh: Không được dùng nước xịt rửa trực tiếp vào xe gây cháy nổ bo mạch. Chỉ được vệ sinh khô và xịt hơi.

Xem chi tiết Xe nâng điện ngồi lái KOMATSU FE30-1 tại đây.

7. Xe nâng điện đứng lái KOMATSU FB15RL-15:

Bảng thông số kỹ thuật Xe nâng điện đứng lái 1.5 tấn KOMATSU FB15RL-15:

Nhà Sản Xuất: KOMATSU Chức năng: Cơ bản
Model: FB15RL-15 Năm Sản Xuất: 2018
Động cơ: Điện Số Giờ hoạt động: 7,357
Sức nâng (kg): 1,500 Loại lốp: PU
Chiều cao nâng (mm): 3,000 Loại khung: 2 tầng
Càng dài (mm): 975 Tổng trọng lượng (kg): 2,210
Công suất bình điện: 48 V - 370 Ah Thời gian sạc đầy: từ 6 - 8 giờ
Nguồn điện sạc: 1 phase 220V hoặc 3 phase 200V Số cell bình: 24 cell

  Lưu ý:

Nguồn điện: Đối với nguồn điện 3 pha, quý khách cần sử dụng máy biến thế để giảm từ 380V xuống 200V để nạp điện cho xe.
Bình điện:

Khi sử dụng không được để bình điện hết sạch, hệ thống sạc trọng xe không kích hoạt nạp được.

Nếu ít sử dụng, quý Khách cần định kỳ 20 ngày sạc 1 lần để bảo vệ bình điện.

Định kỳ kiểm tra, châm nước bình điện nếu thiếu. Vệ sinh sạch bề mặt bình điện.

Phải nạp bình đủ điện rồi mới sử dụng, không được nạp lắt nhắt, nhỏ giọt.

Vệ sinh: Không được dùng nước xịt rửa trực tiếp vào xe gây cháy nổ bo mạch, chỉ được vệ sinh khô và xịt hơi.

Xem chi tiết Xe nâng điện đứng lái KOMATSU FB15RL-15 tại đây.

Hi vong qua bài viết này, Xe Nâng Tại Đây .Com đã có thể giải đáp những thắc mắc xoay quanh xe nâng điện cho quý khách và giúp cho quý khách có thể lựa chọn tốt hơn loại xe nâng phù hợp với công việc, ngành hàng của mình!

xe nâng tại đây

Xe Nâng Tại Đây

Hơn 10 năm mua bán, nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng Nhật Bản. Đội ngũ tư vấn giải pháp nâng hàng giàu kinh nghiệm, Hãy gọi ngay Hotline 0983 446 248 hoặc gửi email: xenangtaiday@gmail.com