Thông tin chi tiết từng loại xe nâng hàng, tính năng ưu và nhược điểm riêng từng dòng xe.
I. Xe nâng là gì?
Xe nâng là một sản phẩm ngành công nghiệp, có tên tiếng anh là forklift-truck, là thiết bị nâng, hạ, di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, được sử dụng trong các kho, xưởng,... phục vụ hầu hết các công việc trong ngành công nghiệp, sản xuất, logistic, kho lưu trữ hàng hóa. Xe nâng hàng có thể nâng và di chuyển các kiện hàng hóa từ vài chục ký đến vài trăm tấn tùy theo mục đích của người sử dụng; có càng nâng được điều khiển bằng thủy lực được gắn ở phía trước có thể được nâng lên và hạ xuống để nâng một khối lượng hàng hóa nhất định được gắn trên pallet. Xe nâng hàng phục vụ nhu cầu của các ngành công nghiệp khác nhau bao gồm nhà kho và các cơ sở lưu trữ hàng hóa lớn khác.
Xe nâng được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hóa nặng trên quãng đường dài với nhiều địa hình khác nhau. Nó hữu ích cho các dự án yêu cầu nhiều vật liệu ở nhiều nơi khác nhau và cắt giảm thời gian và công sức cần thiết để nâng, mang và vận chuyển hàng.

Các hãng xe nâng Nhật bãi phổ biến ở thị trường Việt Nam
Ở thị trường Việt Nam hiện nay đang có nhiều hãng xe, chủ yếu là Nhật Bản với các hãng xe nổi tiếng như KOMATSU, MITSUBISHI, NICHIYU, NISSAN, SUMITOMO, TCM, TOYOTA và UNICARRIERS.
II. Phân loại xe nâng:
Hiện nay, trên thị trường xe nâng trong nước và quốc tế có rất nhiều loại xe nâng với đủ mọi kích thước, hình dáng, tải trọng và chiều cao nâng hạ, đáp ứng được nhiều yêu cầu của khác hàng. Có thể kể đến là:
1. Xe nâng dầu diesel:
Ưu điểm:
- Phổ biến, dễ sửa chữa.
- Làm việc trong thời gian dài, có thể làm việc 3 ca mà không làm giảm năng suất công việc.
- Phạm vi làm việc rộng, có thể làm viêc trong các điều kiện môi trường khác nhau và môi trường khắc nghiệt.
- Loại xe nâng có nhiều thiết kế tải trọng nâng từ 1 tấn đến 50 tấn.
Nhược điểm:
- Động cơ gây tiếng ồn lớn và lượng khí thải thoát ra nhiều.
- Hoạt động xoay cần phạm vi rộng. Xe càng lớn tấn thì lối đi càng phải lớn.
- Xe nâng dầu không phù hợp sử dụng cho các ngành hàng thực phẩm.
- Mùi khí thải có thể ám vào hàng hóa như: gỗ nội thất, thùng giấy,…
- Chi phí bảo dưỡng định kỳ cao.

Với công suất tiềm năng khủng, xe nâng dầu có thể có tải trọng cực kỳ lớn
2. Xe nâng xăng – gas:
Ưu điểm:
- Giá thành 1 sản phẩm xe nâng xăng – gas là thấp nhất trong 3 dòng (xe dầu, xe điện, xe xăng – gas). Chi phí đầu tư thấp cung cấp cho người sử dụng nhiều vốn hơn cho các hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Xe nâng xăng – gas thì yên tĩnh hơn khi sử dụng so với xe nâng dầu diesel và khí thải của chúng ít gây khó chịu hơn.
- Hiệu suất làm việc của xe nâng xăng – gas thường vượt trội so với các sản phẩm tương đương chạy bằng điện và dầu diesel. Tốc độ di chuyển, khả năng tăng tốc, tốc độ nâng hạ hàng hóa thường vượt trội hơn các đối thủ chạy bằng điện / dầu vì chúng có sức mạnh tốt hơn trong cùng 1 tỷ lệ trọng lượng và động cơ phản ứng nhanh hơn.
- Với cùng một tải trọng hàng hóa cần nâng, xe nâng xăng – gas có tự trọng xe nhỏ hơn xe dầu / xe điện. Mức rung động của xe gas cũng thấp hơn tạo cho người lái xe cảm giác thoải mái hơn, nâng cao hiệu suất làm việc trong suốt 1 ca làm việc 8 tiếng.

Xe nâng xăng – gas có thể chuyển đổi linh hoạt giữa nhiên liệu xăng hoặc khí gas hóa lỏng
Một số câu hỏi thường gặp với xe nâng xăng – gas:
- Xe nâng chạy máy xăng có lắp chạy gas được không?
Xe nâng có thể lắp thêm và sử dụng nhiên liệu gas được. Xe nâng có thể lựa chọn nhiên liệu sử dụng xăng hoặc gas bằng công tắc trên xe.
- Xe nâng gas sử dụng gas gì? Mua ở đâu?
Khí LPG (Liquefied petroleum gas – Khí dầu mỏ hóa lỏng) hay còn được gọi tắt là khí GAS là loại nhiên liệu sạch nhất hiện nay, không gây ô nhiễm cho môi trường và được sử dụng rộng rãi trong dân dụng, thương mại, vận tải và các ứng dụng công nghiệp. Gas được nén thành bình 12kg, chính là bình gas mà bếp gas sử dụng.
- Xe nâng xăng chạy có hao xăng? Xe nâng xăng chạy bao nhiêu xăng một ngày?
Bảng định mức tiêu hao nhiên liệu bên dưới thể hiện định mức tiêu hao mỗi giờ hoạt động. nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Nhiên liệu tiêu hao phụ thuộc vào tài xế vận hành.
+ Nhiên liệu tiêu hao phụ thuộc vào dòng xe, động cơ, đời xe,…
STT
|
Tải trọng
|
Định Mức Tiêu Hao Xăng Mỗi Giờ
|
1
|
1.0 – 1.5 tấn
|
2.3L ~ 3.4L
|
2
|
2.0 tấn
|
2.5L ~ 3.8L
|
3
|
2.5 – 3.0 tấn
|
2.7L ~ 4.0L
|
Bảng thông số tiêu hao nhiên liệu tham khảo của xe nâng xăng gas
3. Xe nâng điện ngồi lái:
Có hai loại 3 bánh và 4 bánh.

Xe nâng điện ngồi lái 3 bánh

Xe nâng điện ngồi lái 4 bánh
Đặc điểm chung của xe nâng điện:
- Khí thải: Một trong những ưu điểm đầu tiên của xe nâng điện chính là khí thải. Khác với các loại xe sử dụng động cơ đốt trong, xe nâng điện hoàn toàn không có khí thải. Đây là một lợi thế lớn nếu bạn dự định sử dụng xe trong kho kín, kho thực phẩm.
- Nhiên liệu: Xe nâng điện sử dụng nhiên liệu rẻ hơn rất nhiều so với các loại xe nâng khác như dầu, xăng, ga.
- Tuổi thọ: Tuổi thọ vận hành cũng là một ưu điểm nổi bật của xe nâng điện. Do có ít chi tiết cơ khí vận hành hơn các loại xe khác nên tuổi thọ của xe điện sẽ dài hơn, Ngoài ra do việc được sử dụng và vận hành trong môi trường sạch hơn, tuổi thọ của xe nâng điện cũng lâu hơn.
- Bảo dưỡng: Vấn đề bảo dưỡng đối với xe nâng điện cũng là một ưu điểm lớn, do có ít chi tiết cơ khí vận hành, nên việc bảo dưỡng xe nâng điện cũng không yêu cầu thường xuyên như xe dầu.
- Tiếng ồn: Ưu điểm lớn của các loại xe nâng điện là tạo ra tiếng ồn ở mức rất thấp, Nếu bạn đã từng nghe thử một xe dầu vận hành, chắc chắn bạn sẽ công nhận điều này. Đây cũng là một ưu thế lớn khi xe vận hành trong kho.
Ứng dụng xe điện ngồi lái:
- Bên trong nhà xưởng, kho hàng có nhiều kệ.
- Hoạt động tốt trên nhà gồ gề và có nhiều vật cản trên bề mặt di chuyển
- Xe thường được sử dụng nhiều trong các ngành như: dược phẩm, thực phẩm, ngành sản xuất linh kiện điện từ, các doanh nghiệp về xuất nhập khẩu, trong các siêu thị,…
Ưu điểm:
- Xe nâng điện ngồi lái được trang bị motor điện xoay chiều công suất lớn, làm giảm kích thước của motor từ đó làm xe nâng nhỏ gọn và tiêu thụ năng lượng điện ít hơn.
- Xe nâng có khả năng nạp lại năng lượng thừa: Khi bạn đạp thắng (phanh) năng lượng thừa sẽ được đưa về bình ắc quy – bình điện để sử dụng cho chu kỳ tiếp theo.
- Một ưu điểm đặc biệt có ở xe nâng điện đứng lái là xe được lắp đặt với hệ thống giảm sốc và chống nghiêng, chống lật giúp bảo vệ hàng hóa và người vận hành.
- Không gây ồn và ô nhiễm môi trường xung quanh.
Nhược điểm:
- Thời gian sử dụng ngắn hơn so với xe nâng động cơ xăng và dầu, thường là 8 tiếng / ngày. Nếu đang sử dụng mà hết điện thì phải sạc bình 6-8 tiếng.
- Do công suất yếu hơn xe đầu và xăng nên không nên làm việc trong môi trường dốc. Trong nhiều trường hợp sẽ làm hư các cong công suất và giảm tuổi thọ bình điện
Một số câu hỏi thường gặp ở xe điện ngồi lái:
- Xe nâng điện ngồi lái cần lối đi hoạt động bao nhiêu mét?
Đối với xe nâng điện ngồi lái 3 bánh lối đi cần cho xe nâng hoạt động từ 3.2 – 3.4m. Đối với xe nâng ngồi lái 4 bánh lối di cần cho xe hoạt động 3.8 – 4.0m (càng tiêu chuẩn 1 m, nếu càng dài hơn thì lối đi cộng thêm phần chênh lệch).
- Xe nâng điện ngồi lái nâng cao bao nhiêu mét?
Hiện XENANGTAIDAY.COM cung cấp khung nâng cao tối đa 6 m.
- Xe nâng điện ngồi lái chạy bao lâu hết bình?
Với mỗi lần sạc từ 6 – 8 giờ, bình điện sử dụng được 8 giờ (nếu vận hành công suất tối đa: 5 giờ). Đối với xe nâng điện đã qua sử dụng, bình điện có thể sử dụng từ 3 đến 4 giờ.
4. Xe nâng điện đứng lái (reach truck):
Ứng dụng xe điện ngồi lái:
- Bên trong nhà xưởng, kho hàng có nhiều kệ, giá với độ cao tối đa có thể lấy hàng là 7.3m (dòng xe nâng Nhật).
- Nền nhà bằng phẳng, không gồ ghề và không có nhiều vật cản trên bề mặt di chuyển. Khu vực làm việc có đường đi nhỏ, hẹp.
- Xe thường được sử dụng nhiều trong các ngành như: dược phẩm, thực phẩm, ngành sản xuất linh kiện điện từ, các doanh nghiệp về xuất nhập khẩu, trong các siêu thị,…
Ưu điểm:
- Dễ dàng sử dụng và di chuyển trong môi trường làm việc chật hẹp như kho có kệ chứa hàng, kho xưởng có diện tích nhỏ.
- Có khả năng nâng hạ hàng hóa; với trọng lượng từ 1 tấn đến 3 tấn lên tầm cao hơn 3 m.
- Bánh xe nhựa PU giảm tiếng ồn tối đa và giảm thiểu tối đa phá hủy nền.
- Sử dụng nhiên liệu điện nên tiết kiệm chi phí.
- Dễ dàng bảo trì và sửa chữa khi gặp sự cố.
Nhược điểm:
- Chỉ hoạt động tốt trên nền nhà xưởng yêu cầu bằng phẳng.
- Với hệ thống bánh xe có đường kính nhỏ, xe nâng điện đứng lái rất khó xoay trên những mặt bằng gồ ghề.
- Ngoài ra, khi di chuyển trên một mặt bằng quá rộng, tiêu hao cho phần bánh xe là rất đáng kể (đối với mặt bằng lớn nên chuyển sang xe nâng điện ngồi lái)

Nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển là một trong những ưu điểm nổi bật của xe nâng điện đứng (reach truck)
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến xe điện đứng:
- Xe nâng điện đứng lái cần lối đi hoạt động bao nhiêu mét?
Đối với xe 1.0 đến 1.8 tấn cần lối đi 2.6 m. Đối với xe 2.0 tấn đến 3 tấn cần lối đi 3 m (càng tiêu chuẩn 1 m, nếu càng dài hơn thì lối đi cộng thêm phần chênh lệch).
- Xe nâng điện đứng lái nâng cao bao nhiêu mét?
Hiện XENANGTAIDAY.COM cung cấp khung nâng cao tối đa 7.5 m.
- Xe nâng điện đứng lái chạy bao lâu hết bình?
Với mỗi lần sạc từ 6 – 8 giờ, bình điện sử dụng được 8 giờ (nếu vận hành công suất tối đa: 5 giờ). Đối với xe nâng điện đã qua sử dụng, bình điện có thể sử dụng từ 3 đến 4 giờ.
5. Xe nâng tay:

Xe nâng tay
Ưu điểm:
- Thiết kế nhỏ gọn: Như đã nói ở trên, thiết kế của xe nhỏ gọn, ít chiếm diện tích. Vậy nên có thể sử dụng ở hầu hết các kho bãi, công trường, siêu thị, nhà xưởng,…
- Giá thành thấp: Nếu so với các loại xe nâng khác, loại xe này có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Hiện tại, mỗi chiếc có giá dao động từ 3 – 5 triệu tùy hãng sản xuất đến từ Trung Quốc. Những loại xe được nhập khẩu từ Nhật bản và Châu Âu sẽ có giá cao hơn.
- Có tính linh hoạt cao: Nhờ kích thước nhỏ gọn mà xe nâng tay có thể đưa hàng hóa đến những vị trí mà các loại xe nâng lớn khác như xe nâng xăng, xe nâng dầu,… không làm được.
Nhược điểm:
- Việc sử dụng tay là một điểm trừ cho loại xe nâng này. Khi phải nâng hạ một số lượng hàng hóa lớn, người dùng sẽ phải bơm kích liên tục, làm tốn nhiều thời gian và sức lực.
- Di chuyển hàng hóa bằng cách kéo hoặc đẩy tay chưa bao giờ là một giải pháp tốt. Với những hàng hóa có khối lượng nhẹ thì không sao. Nhưng với những hàng hóa năng thì công việc sẽ trở nên rất vất vả.
- Một điểm yếu nữa của xe nâng pallet đó là mặt nền. Nếu nền quá ghồ ghê sẽ làm giảm hiệu quả di chuyển, đồng thời khiến bánh xe dễ bị hư hỏng.
Phân loại xe nâng tay: Xe nâng tay có thể được chia làm 4 loại dựa vào khả năng làm việc thực tế như sau.
- Xe nâng tay thấp:

Xe nâng tay thấp
Đây là dòng xe nâng với chiều cao nâng khiêm tốn chỉ 20 cm, chuyên nâng pallet để kéo ở tầm thấp. Về tải trọng nâng của dòng xe này là 2 tấn, 2.5 tấn, 3 tấn, 5 tấn. Lưu ý kích thước pallet để mua loại nào phù hợp.
- Xe nâng tay cao:
Đây là dòng xe nâng cũng sử dụng tay để nâng hạ và di chuyển, nhưng xe có thể nâng lên cao. Bạn có thể sử dụng dòng xe này để nâng hạ hàng hóa lên ô tô, giá kệ một cách nhanh và thuận tiện nhất.

Xe nâng tay cao
- Xe nâng bán tự động:
Đây là dòng xe nâng cũng tương tự như xe nâng tay cao. Xe được tích hợp thêm phần điện giúp nâng lên hạ xuống nhanh hơn, còn di chuyển vẫn phải dùng sức người để kéo, đẩy.

Xe nâng bán tự động
- Xe nâng tự động:
Nhận thấy hạn chế của dòng xe nâng tay, các hãng đã phát minh ra dòng xe nâng tự động, vừa trợ lực điện cho quá trình nâng hạ, vừa trợ lực cho quá trình di chuyển, người vận hành chỉ cần thay đổi hướng rẽ thủ công bằng tay.

Xe nâng tự động
Thông số và đặc điểm xe nâng tay:
Theo độ rộng của càng:
- Xe nâng tay càng hẹp: chiều rộng 550 mm.
- Xe nâng tay càng rộng: chiều rộng 685 mm.
Theo trọng tải nâng:
- Xe nâng tay 1.5 tấn
- Xe nâng tay 2 tấn
- Xe nâng tay 2.5 tấn
- Xe nâng tay 3 tấn
- Xe nâng tay 3.5 tấn
- Xe nâng tay 5 tấn
Theo khoảng thay đổi chiều cao nâng:
- Xe nâng tay thấp: VD: 80 mm cho tới 200 mm
- Xe nâng tay cao: VD: 90 mm cho tới 3000 mm
Lưu ý khi sử dụng: Tất cả dòng xe nâng tay thấp, cao, bán tự động hay tự động đều dùng pallet một mặt nên khách hàng cần kiểm tra pallet trước khi mua hàng.

Pallet một mặt
III. Các sản phẩm xe nâng thông dụng có ở XENANGTAIDAY.COM:
1. Xe nâng dầu:
STT
|
Tải trọng
|
Giá Tham Khảo
|
1
|
1.5 tấn
|
120 – 250 triệu
|
2
|
2 tấn và 2.5 tấn
|
150 – 350 triệu
|
3
|
3 tấn và 3.5 tấn
|
150 – 450 triệu
|
4
|
4 tấn, 4.5 tấn và 5 tấn
|
300 – 600 triệu
|
Bảng giá xe nâng dầu tham khảo năm 2022

Xe Nâng Dầu KOMATSU FD15LC-20
Bảng Thông Số Kỹ Thuật Xe Nâng Dầu 1.5 Tấn KOMATSU FD15LC-20
Nhà Sản Xuất:
|
KOMATSU
|
Chức năng:
|
Cơ bản
|
Model:
|
FD15LC-20
|
Năm sản xuất:
|
2005
|
Động cơ:
|
ISUZU |
Số giờ hoạt động:
|
282
|
Loại nhiên liệu:
|
Diesel
|
Hộp số:
|
Số sàn
|
Sức nâng (kg):
|
1,500
|
Loại lốp:
|
Đặc
|
Chiều cao nâng (mm):
|
3,000
|
Loại khung:
|
2 tầng
|
Càng dài (mm):
|
890
|
Tổng trọng lượng xe (kg):
|
2,610
|

Xe Nâng Dầu KOMATSU FD30C-12
Bảng Thông Số Kỹ Thuật Xe Nâng Dầu 3 Tấn KOMATSU FD30C-12
Nhà Sản Xuất:
|
KOMATSU
|
Chức năng:
|
Chui Công (Full free)
|
Model:
|
FD30C-12
|
Năm sản xuất:
|
|
Động cơ:
|
Dầu
|
Số giờ hoạt động:
|
8,705
|
Loại nhiên liệu:
|
Diesel
|
Hộp số:
|
Số Sàn
|
Sức nâng (kg):
|
3,000
|
Loại lốp:
|
Kép, Hơi - Đặc
|
Chiều cao nâng (mm):
|
5,000
|
Loại khung:
|
3 tầng
|
Càng dài (mm):
|
1,520
|
Tổng trọng lượng xe (kg):
|
4,770
|
2. Xe nâng xăng – gas:
STT
|
Tải trọng
|
Giá Tham Khảo
|
1
|
1.5 tấn
|
90 – 200 triệu
|
2
|
2 tấn
|
120 – 230 triệu
|
3
|
2.5 tấn
|
150 – 250 triệu
|
4
|
3 tấn
|
180 – 300 triệu
|
Bảng giá xe nâng xăng – gas tham khảo năm 2022

Xe Nâng Xăng TOYOTA 8FG20
Bảng Thông Số Kỹ Thuật Xe Nâng Xăng 2 Tấn TOYOTA 8FG20
Nhà Sản Xuất:
|
TOYOTA
|
Chức năng:
|
Cơ bản
|
Model:
|
8FG20
|
Năm sản xuất:
|
2018
|
Động cơ:
|
TOYOTA |
Số giờ hoạt động:
|
470
|
Loại nhiên liệu:
|
Xăng – LPG
|
Hộp số:
|
Số sàn
|
Sức nâng (kg):
|
2,000
|
Loại lốp:
|
Đặc
|
Chiều cao nâng (mm):
|
4,500
|
Loại khung:
|
3 tầng
|
Càng dài (mm):
|
920
|
Tổng trọng lượng xe (kg):
|
3,310
|

Xe Nâng Xăng UNICARRIERS FGE20T5S
Bảng Thông Số Kỹ Thuật Xe Nâng Xăng 2 Tấn UNICARRIERS FGE20T5S
Nhà Sản Xuất:
|
UNICARRIERS
|
Chức năng:
|
Cơ Bản
|
Model:
|
FGE20T5S
|
Năm sản xuất:
|
2016
|
Động cơ:
|
Xăng
|
Số giờ hoạt động:
|
3,120
|
Loại nhiên liệu:
|
Xăng
|
Hộp số:
|
Số tự động
|
Sức nâng (kg):
|
2,000
|
Loại lốp:
|
Đặc
|
Chiều cao nâng (mm):
|
3,000
|
Loại khung:
|
2 tầng
|
Càng dài (mm):
|
970
|
Tổng trọng lượng xe (kg):
|
3,060
|
3. Xe nâng điện ngồi lái:
STT
|
Tải trọng
|
Giá Tham Khảo
|
1
|
1 tấn
|
80 – 150 triệu
|
2
|
1.5 tấn
|
100 – 220 triệu
|
3
|
2 tấn
|
150 – 250 triệu
|
4
|
2.5 tấn
|
150 – 350 triệu
|
5
|
3 tấn
|
200 – 400 triệu
|
Bảng giá xe nâng điện ngồi lái tham khảo năm 2022

Xe Nâng Điện Ngồi Lái KOMATSU FB15-12
Bảng Thông Số Kỹ Thuật Xe Nâng Điện Ngồi Lái 1.5 Tấn KOMATSU FB15-12
Nhà Sản Xuất:
|
KOMATSU
|
Chức năng:
|
Cơ bản
|
Model:
|
FB15-12
|
Năm Sản Xuất:
|
2015
|
Động cơ:
|
Điện
|
Số giờ hoạt động:
|
743
|
Sức nâng (kg):
|
1,500
|
Loại lốp:
|
Đặc
|
Chiều cao nâng (mm):
|
3,000
|
Loại khung:
|
2 tầng
|
Càng dài (mm):
|
940
|
Tổng trọng lượng (kg):
|
3030
|
Công suất bình điện:
|
48 V – 468 Ah
|
Thời gian sạc đầy:
|
từ 6 – 8 giờ
|
Nguồn điện sạc:
|
1 phase 220 V hoặc 3 phase 200 V
|
Số cell bình:
|
24 cell
|

Xe Nâng Điện Ngồi Lái 1.5 Tấn NICHIYU FPT15PN-65-300
Bảng Thông Số Kỹ Thuật Xe Nâng Điện Ngồi Lái 1.5 Tấn NICHIYU FPT15PN-65-300
Nhà Sản Xuất:
|
NICHIYU
|
Chức năng:
|
Cơ bản
|
Model:
|
FPT15PN-65-300
|
Năm Sản Xuất:
|
|
Động cơ:
|
Điện
|
Số giờ hoạt động:
|
636
|
Sức nâng (kg):
|
1,500
|
Loại lốp:
|
PU
|
Chiều cao nâng (mm):
|
3,000
|
Loại khung:
|
3 tầng
|
Càng dài (mm):
|
1,070
|
Tổng trọng lượng (kg):
|
3,000
|
Công suất bình điện:
|
4 8V – 370 Ah
|
Thời gian sạc đầy:
|
từ 6 – 8 giờ
|
Nguồn điện sạc:
|
1 phase 220 V hoặc 3 phase 200 V
|
Số cell bình:
|
24 cell
|
4. Xe nâng điện đứng lái:
STT |
Tải trọng
|
Giá Tham Khảo |
1
|
1 tấn
|
80 – 120 triệu
|
2
|
1.3 tấn và 1.5 tấn
|
100 – 200 triệu
|
3
|
1.8 tấn và 2 tấn
|
130 – 250 triệu
|
4
|
2.5 tấn
|
150 – 300 triệu
|
Bảng giá xe nâng điện đứng lái tham khảo năm 2022

Xe Nâng Điện Đứng Lái TOYOTA 7FBR25
Bảng Thông Số Kỹ Thuật Xe Nâng Điện Đứng Lái 2.5 Tấn TOYOTA 7FBR25
Nhà Sản Xuất:
|
TOYOTA
|
Chức năng:
|
Dịch giá (Side shift)
|
Model:
|
7FBR25
|
Năm Sản Xuất:
|
2006
|
Động cơ:
|
Điện
|
Số giờ hoạt động:
|
3,911
|
Sức nâng (kg):
|
2,500
|
Loại lốp:
|
PU
|
Chiều cao nâng (mm):
|
4,500
|
Loại khung:
|
2 tầng
|
Càng dài (mm):
|
1,070
|
Tổng trọng lượng (kg):
|
3,100
|
Công suất bình điện:
|
48 V – 320 Ah
|
Thời gian sạc đầy:
|
từ 6 – 8 giờ
|
Nguồn điện sạc:
|
1 phase 220 V hoặc 3 phase 200 V
|
Số cell bình:
|
24 cell
|

Xe Nâng Điện Đứng Lái KOMATSU FB15RL-14
Bảng Thông Số Kỹ Thuật Xe Nâng Điện Đứng Lái 1.5 Tấn KOMATSU FB15RL-14
Nhà Sản Xuất:
|
KOMATSU
|
Chức năng:
|
Dịch giá (Side shift)
|
Model:
|
FB15RL-14
|
Năm Sản Xuất:
|
2011
|
Động cơ:
|
Điện
|
Số giờ hoạt động:
|
1354
|
Sức nâng (kg):
|
1,500
|
Loại lốp:
|
PU
|
Chiều cao nâng (mm):
|
4,500
|
Loại khung:
|
2 tầng
|
Càng dài (mm):
|
975
|
Tổng trọng lượng (kg):
|
2,520
|
Công suất bình điện:
|
48 V – 280 Ah
|
Thời gian sạc đầy:
|
từ 6 – 8 giờ
|
Nguồn điện sạc:
|
1 phase 220 V hoặc 3 phase 200 V
|
Số cell bình:
|
24 cell
|
5. Xe nâng tay, xe nâng tay cao:

Xe Nâng Tay Cao 1.6 Mét CTYE 15/16 NIULI
Bảng Thông Số Kỹ Thuật Xe Nâng Tay Cao 1.5 Tấn NIULI:
Thương hiệu:
|
NIULI
|
Chiều cao nâng cao nhất (mm):
|
1,600
|
Xuất xứ:
|
Trung Quốc
|
Chiều rộng x chiều dài càng nâng (mm):
|
550 x 1,150 (càng hẹp) hoặc 685 x 1,220 (càng rộng)
|
Tình trạng:
|
Mới 100%
|
Độ rộng càng nâng dịch chuyển (mm):
|
330 ~ 740
|
Model:
|
CTYE 15/16
|
Bánh xe:
|
Bánh đôi lõi thép nhựa PU
|
Sức nâng (kg):
|
1,500
|
Lưu ý:
|
- Xe được thiết kế 12 núm bơm mỡ tăng tuổi thọ
- Nắp bơm điều chỉnh tăng độ bền cho bơm thuỷ lực
- Xe nâng dùng cho pallet một mặt và nền hoạt động cần bẳng phẳng
|
Chiều cao nâng thấp nhất (mm):
|
90
|

Xe Nâng Tay Thấp ACLOW51 NOBLELIFT 1.5 Tấn
Bảng Thông Số Kỹ Thuật Xe Nâng Tay Thấp 1.5 tấn NobleLift 15ACLOW51:
Thương hiệu:
|
NOBLELIFT – Đức
|
Chiều cao nâng cao nhất (mm):
|
130
|
Xuất xứ:
|
Trung Quốc
|
Chiều rộng x chiều dài càng nâng (mm):
|
550 x 1,150 (càng hẹp) hoặc 685 x 1,220 (càng rộng)
|
Tình trạng:
|
Mới 100%
|
Độ rộng càng nâng dịch chuyển (mm):
|
F160 x 50 / F150x50
|
Model:
|
15ACLOW51
|
Bánh xe:
|
PU hoặc Nilon
|
Sức nâng (kg):
|
1,500
|
Lưu ý:
|
- Xe được thiết kế 12 núm bơm mỡ tăng tuổi thọ
- Nắp bơm điều chỉnh tăng độ bền cho bơm thuỷ lực
- Xe nâng dùng cho pallet một mặt và nền hoạt động cần bẳng phẳng
|
Chiều cao nâng thấp nhất (mm):
|
51
|
6. HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC BÁO GIÁ TỐT NHẤT:
HOẶC ĐỂ LẠI THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG TẠI ĐÂY.