Tiêu chuẩn dầu nhớt thế giới - Dầu nhớt dành cho xe nâng

Đối với động cơ đốt trong nói chung và xe nâng nói riêng, nhớt động cơ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình vận hành, giúp giảm ma sát có hại cho các chi tiết. Làm sao để chọn nhớt cho phù hợp? XENANGTAIDAY.COM sẽ mang đến các bạn thông tin về các chỉ số liên quan đến nhớt để các bạn có thể tự lựa chọn sử dụng phù hợp.

I. Dầu bôi trơn – Nhớt của động cơ đốt trong:

Dầu nhớt bôi trơn nói chung và nhớt máy động cơ nói riêng là sản phẩm của ngành dầu khí. Sản phẩm này ra đời giúp giải quyết khắc phục các tác hại xấu mà ma sát mang lại, từ đó góp phần phát triển ngành công nghiệp hiện đại và dầu nhớt dành cho xe nâng chính là một sản phẩm như thế.

Động cơ đốt trong hoạt động là nhờ quá trình đốt cháy nhiên liệu cùng với không khí bên trong buồng đốt nhờ chuyển động của piston. Trên lý thuyết, động cơ hoạt động được là nhờ các chi tiết hoạt động ma sát với nhau. Ma sát nếu lâu ngày sẽ làm các chi tiết bị hư hỏng. Chính vì thế, từ rất lâu trước đây người ta dùng nhớt để giảm sự ma sát của các chi tiết.

Các thương hiệu dầu nhớt ở Việt Nam

Các thương hiệu dầu nhớt ở Việt Nam

Nhớt hay còn gọi là dầu bôi trơn, là sản phẩm được tạo ra nhằm giảm ma sát cho động cơ. Đây chính là chức năng chính quan trọng nhất của nhớt, bên cạnh đó đó còn có các chức năng phụ không kém phần quan trọng khác như: làm mát, giảm ồn, làm kín,…

Các tiêu chuẩn nhớt trên thế giới

Các tiêu chuẩn nhớt trên thế giới

II. Cấp độ chất lượng của nhớt động cơ:

1. Tiêu chuẩn API (American Petroleum Institute):

API là viết tắt của Hiệp hội Dầu khí Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn API dành cho động cơ xăng và động cơ dầu có sự khác nhau.

- API cho động cơ xăng: Thể hiện cấp chất lượng API là chữ “S” ở đầu ví dụ: SA, SB, SC, SE, SF, SG,… cho đến cấp chất lượng SN (mức độ cao nhất của cấp chất lượng API cho động cơ xăng). Chữ cái thứ 2 càng xa chữ A trên bảng chữ cái, dầu nhớt chất lượng càng tốt (ví dụ: SL tốt hơn SA).

- API cho động cơ diesel: Thể hiện cấp chất lượng API là ký hiệu chữ “C” đầu ví dụ: CA, CB, CC, CD,… trong đó chữ cái thứ 2 cho thấy tiêu chuẩn chất lượng của dầu nhớt, bắt đầu bởi chữ cái A.

Một số loại dầu nhớt đáp ứng tiêu chuẩn cho cả động cơ xăng và động cơ diesel và có chỉ số đôi, ví dụ SL/CF.

Tiêu chuẩn API

Tiêu chuẩn API

2. Tiêu chuẩn SAE (Society of Automotive Engineers):

- SAE là Hiệp hội Kỹ sư Ô tô. Hiệp hội này có quy định tiêu chuẩn về chất lượng bôi trơn của nhớt - nói cách khác tiêu chuẩn của nhớt bôi trơn là “Độ nhớt”. Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.

Tiêu chuẩn SAE

Tiêu chuẩn SAE

Phân loại độ nhớt theo tiêu chuẩn SAE:

- Độ nhớt của dầu động cơ thay đổi theo nhiệt độ, vì vậy nhớt đa cấp được tạo ra để bảo vệ động cơ trong dải nhiệt độ hoạt động. Thang đo SAE thể hiện số đo độ nhớt tại nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp. Đó là lý do độ nhớt trên chai nhớt bao gồm 2 chỉ số.

Độ nhớt đơn cấp: Thường chỉ có ký hiệu SAE 40, SAE 50 độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi máy còn nguội, dầu sẽ hơi đặc và không được bơm tốt lên các chi tiết máy, khả năng giải nhiệt của loại dầu đơn cấp cũng rất kém. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy cắt cỏ, máy nông nghiệp, công nghiệp,… hay để người sử dụng pha vào các phụ gia đặc biệt.

Độ nhớt đa cấp: Ký hiệu chia làm hai phần riêng biệt như SAE 20W-40, SAE 15W-40 độ biến đổi của độ nhớt theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn,…

- Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ “W” là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W.

- Những số đứng trước chữ “W” (còn gọi là nhiệt độ đông của nhớt) dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở -20ºC, dầu 15W khởi động tốt ở -15ºC.

- Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 10W, 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 10W, 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.

- Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Đối với xe nâng xăng thông thường độ nhớt của nhớt là nhỏ hơn 40 (ví dụ như 20W-40) và xe nâng dầu thông thường là lớn hơn 50 (ví dụ như 20W-50).

3. Nhớt dùng cho động cơ xe nâng:

- Động cơ dùng cho xe nâng hàng chủ yếu các model động cơ như sau:

+ Với KOMATSU: 4D92LE, 4D94LE, 4D96LE, S4D95LE, SAA4D95LE, 6D102E, 6D102E, S6D102E, 6D102E, SAA6D107E.

+ Với NISSAN: K15, K21, K25, TD27.

+ Với MITSUBISHI: S4S, S6S.

+ Với ISUZU C240, 6BG1.

+ Với TOYOTA 4Y, 1FS, 1DZ-II, 2Z, 3Z, 4Z, 5Z, 6Z, 7Z, 8Z, 9Z, 10Z, 11Z, 12Z, 13Z, 14Z-II,...

Như vậy, tuỳ thuộc vào loại động cơ xe nâng của quý khách là xe nâng dầu hay xe nâng xăng mà sử dụng loại nhớt phù hợp. Nếu quý khách cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ hotline để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ chọn sản phẩm thích hợp.

4. Các sản phẩm nhớt khác được dùng trên xe nâng:

Bên cạnh nhớt dùng cho động cơ, trên xe nâng còn có các bộ phận khác dùng nhớt như hệ thống thuỷ lực, hệ thống truyền lực,…

Đối với hệ thống truyền lực phân làm 2 loại là nhớt dành cho hộp số và nhớt dành cho cầu chủ động.

- Nhớt dành cho hộp số thường có chỉ số độ nhớt 90, vì đặc tính hoạt động của hộp số so với động cơ có điểm khác biệt do đó độ nhớt cũng thay đổi.

- Nhớt dành cho cầu chủ động thường có chỉ số độ nhớt 140, độ nhớt này còn cao hơn cả nhớt hộp số vì cầu chủ động khi vận hành có tải dưới áp lực cực kỳ cao, điều kiện làm việc truyền lực rất khắc nghiệt.

Đối với hệ thống thuỷ lực, loại nhớt thường được dùng là nhớt có chỉ số độ nhớt là 10 hay còn gọi là nhớt trợ lực - nhớt thuỷ lực.

Các bộ phận khác nhau hoạt động ở các điều kiện làm việc khác nhau chính vì thế, độ nhớt của các hệ thống mới yêu cầu khác nhau. Và tuyệt đối không nên sử dụng nhớt có độ nhớt không thích hợp vì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận đó thậm chí là hư hỏng. XENANGTAIDAY.COM sẽ phân tích chi tiết hơn các sản phẩm và chỉ số nhớt cho từng hệ thống của xe nâng ở các bài viết khác. 

xe nâng tại đây

Xe Nâng Tại Đây

Hơn 10 năm mua bán, nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng Nhật Bản. Đội ngũ tư vấn giải pháp nâng hàng giàu kinh nghiệm, Hãy gọi ngay Hotline 0983 446 248 hoặc gửi email: xenangtaiday@gmail.com