Phân Loại Các Dòng Xe Nâng Hiện Nay Trên Thế Giới

Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp và bạn cần di chuyển hàng hóa nặng trong nhà kho, công trường xây dựng hoặc kho chứa hàng thì xe nâng sẽ là thiết bị hữu ích nhất mà bạn có thể đầu tư! Vậy trên thị trường xe nâng có mấy loại, khác nhau ra sao, ứng dụng thế nào? Hãy cùng XENANGTAIDAY.COM tìm hiểu thông qua bài viết này.

Tiền thân của xe nâng hàng (forklift truck) ngày nay

Kể từ khi chiếc xe nâng đầu tiên của Công ty Thiết bị CLARK ra đời năm 1924, bộ mặt của ngành công nghiệp đã thay đổi mãi mãi. Giờ đây, công nhân đã có thể di chuyển hàng hóa nặng bằng các loại xe công nghiệp chuyên dụng, vừa có thể nâng hạ và di chuyển cùng lúc, giúp cho các doanh nghiệp, nhà xưởng, công trường, cảng biển, cảng hàng không và tập đoàn giảm đáng kể thời gian xử lý vật liệu, tiết kiệm một phần không nhỏ chi phí.

Dưới đây là các loại xe nâng mà XENANGTAIDAY.COM sẽ giới thiệu đến độc giả:

I. Xe nâng ngồi lái:

Xe nâng ngồi lái, tên chuyên ngành gọi là xe nâng có đối trọng (counterbalance forklift) là loại xe nâng phổ biến nhất và ra đời sớm nhất. Dù sử dụng chủ yếu trong kho xưởng, loại xe này vẫn có thể hoạt động bên ngoài với điều kiện đường xá bằng phẳng, ổn định.

 

Một xe nâng dầu đối trọng loại 3 tấn của KOMATSU

1. Xe nâng địa hình:

Đối với công trình ngoài trời và địa hình ghồ ghề, xe nâng địa hình (rough terrain forklift) sẽ phù hợp hơn xe nâng ngồi thông thường. Nó sử dụng lốp hơi với gai dày hơn, cho phép lái ổn định trên mặt đất không bằng phẳng, cũng như động cơ mạnh hơn để có thể đạt tốc độ cao hơn và khả năng cơ động tốt hơn, khiến chúng mạnh mẽ và bền bỉ hơn nhiều.

 

Xe nâng địa hình hoạt động trên nền đá sỏi

Thậm chí, dòng xe này còn có thể hoạt động trong điều kiện bùn lầy, mặt đất đóng băng hay phủ tuyết nếu được trang bị bộ lốp phù hợp.

2. Xe nâng dạng cần cẩu:

Xe nâng dạng cần cẩu (hay xe nâng ống lồng – telescopic handler forklift) chủ yếu dùng trong ngành nông nghiệp và các hoạt động cần nâng hàng lên cao, thậm chí là nâng người như sửa đường dây điện, thi công mái nhà,… mà xe nâng ngồi thông thường không thể với tới. Chính vì hình dáng và cơ cấu nâng hạ của mình, chúng thường bị nhầm lẫn là xe cần cẩu hơn là xe nâng.

 

Xe nâng dạng cần cẩu thường được trang bị lốp giống xe nâng địa hình

II. Xe nâng dùng cho lối đi rất hẹp (VNA – very narrow aisle):

1. Xe nâng đứng:

Xe nâng đứng (reach truck) là một loại xe nâng điện, nổi tiếng với khả năng nâng tải lên cao và có thể di chuyển ở các nhà kho chật hẹp. Chúng không có đối trọng như xe nâng ngồi, mà thay vào đó là dựa vào chính khối lượng của bình điện và cặp bánh tải ngay bên dưới càng nâng thay vì phía sau như xe nâng ngồi. Xe nâng đứng cũng có nhiều loại, phù hợp với nhiều nhu cầu của doang nghiệp. Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn ở bài viết sau.

 

Xe nâng điện đứng có thể nâng hàng hóa lên rất cao

2. Xe nâng ngang:

Xe nâng ngang (Side loader forklift) khác biệt với các dòng xe khác ở chỗ khung nâng của xe nằm ở giữa và phía bên hông (thường là bên phải) xe thay vì phía trước xe, giúp cho chúng có tiếp cận và lấy hàng mà không cần phải quay xe.

Xe nâng ngang có 2 loại là ngồi (nhìn về phía trước) và đứng (nhìn về phía khung nâng).

 

Xe nâng ngang loại ngồi và đứng

Mặc dù xe nâng đứng, với kích thước nhỏ gọn, cũng vẫn có thể tiếp cận những nơi mà xe nâng ngang vào được, chúng lại có tải trọng hạn chế, vì vậy xe nâng ngang ra đời với mục đích tiếp cận và nâng hàng hóa nặng hơn nhiều.

3. Xe nâng khớp xoay:

Xe nâng khớp xoay (articulated forklift) là một dang của loại xe nâng có đối trọng, nhưng chúng đặc biệt ở chỗ thân xe tách ra làm 2, một là phần sau chứa động cơ (hoặc pin ở xe điện) và người lái, phần trước là khung nâng. Cơ cấu nối 2 bộ phận này có thể xoay 90 độ sang 2 bên một cách độc lập, tức là không cần phải xoay toàn bộ xe như xe nâng đứng. Nếu muốn xe nâng thường xoay được sang 2 bên thì bạn cũng có thể thay bộ khung nâng xoay (swing mast).

4. Xe nâng ụ xoay:

Xe nâng ụ xoay (turret truck) là loại xe nâng có tính chuyên biệt hóa cao. Chúng vẫn có đối trọng và người vận hành có thể ngồi hoặc đứng tùy loại xe, nhưng khung nâng thay vì chỉ nâng càng thì sẽ nâng luôn cả cabin để người vận hành quan sát hàng hóa tốt hơn. Ngoài ra, càng của xe nâng ụ xoay có thể xoay được góc 90 độ sang 2 bên giống như xe nâng khớp xoay, và bánh tải sẽ nằm trước khung nâng giống xe nâng đứng.

Xe nâng ụ xoay, với phần khung nâng cả cabin lái và càng nâng xoay sang 2 bên (phần khung màu đỏ)

III. Xe nâng vận hành thủ công:

Ngoài các loại xe nâng kể trên, chúng ta còn có loại xe nâng vận hành thủ công, tức là người lái sẽ đi bộ chứ không bước lên xe. Có thể kể đến là:

1. Xe nâng tay thấp:

Thủ công hoàn toàn trong khâu nâng hạ và di chuyển. Bù lại chi phí cũng thấp nhất.

2. Xe nâng tay cao:

Giống như xe nâng tay thấp nhưng có khung nâng và có thể nâng lên cao hơn nhiều.

3. Xe nâng bán tự động:

Giống như xe nâng tay cao, nhưng có motor điện hỗ trợ quá trình lên xuống hàng hóa.

4. Xe nâng tự động:

Có thêm motor hỗ trợ việc di chuyển, đi lại so với xe nâng bán tự động.

5. Xe nâng bàn:

Có cơ cấu nâng hạ kiểu kéo cắt thay vì piston và xylanh thủy lực, chủ yếu để nâng hạ người.

- Xe nâng cao, bán tự động và tự động còn có 1 biến thể nữa là loại chân quỳ, tức là chiều rộng giữa cặp bánh tải lớn hơn để có thể nâng hạ pallet loại rộng hơn.

IV. Xe nâng hạng nặng:

Cuối cùng là loại xe nâng bốc dỡ container (Straddle Carrier). Đây là loại xe siêu trọng, chủ yếu dùng ở cảng biển để bốc dỡ các container nặng hàng chục tấn khỏi xe sơ mi rơ móc. Khi bốc dỡ, xe sơ mi rơ móc sẽ chui xuống dưới xe bốc dỡ để nâng hạ container.

 

Hi vọng qua bài viết này, XENANGTAIDAY.COM có thể giúp bạn hiểu hơn về các dòng xe nâng có mặt trên thế giới hiện nay.

xe nâng tại đây

Xe Nâng Tại Đây

Hơn 10 năm mua bán, nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng Nhật Bản. Đội ngũ tư vấn giải pháp nâng hàng giàu kinh nghiệm, Hãy gọi ngay Hotline 0983 446 248 hoặc gửi email: xenangtaiday@gmail.com