Những điều cần biết về bơm thuỷ lực xe nâng

Bơm thuỷ lực xe nâng là gì? Nguyên lý hoạt động của bơm thuỷ lực xe nâng, phân loại và cấu tạo của từng dòng bơm thuỷ lực xe nâng.

I. Khái niệm bơm thuỷ lực:

Bơm thủy lực là thiết bị quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống thủy lực, là thiết bị tạo ra toàn bộ năng lượng cho hệ thống hoạt động. Với vai trò như vậy, bơm thủy lực được coi là “trái tim” của hệ thống và nó đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Hiện nay trên trên thị trường có rất nhiều loại như bơm thủy lực song không phải ai cũng biết ưu nhược điểm của bơm thủy lực và cách chọn bơm thủy lực xe nâng sao cho phù hợp.

Bơm thủy lực là gì?

Bơm thủy lực là thiết bị cơ khí chuyển hóa năng lượng từ trục động cơ thành năng lượng cung cấp cho dòng môi chất, thường là dầu thủy lực và sau đó nhờ cơ cấu chấp hành là xi lanh thủy lực hay động cơ thủy lực thành lực hay momen.

Bộ bơm thủy lực có nhiều model khác nhau phù hợp với nhiều loại xe nâng tay, xe nâng điện đứng lái,xe nâng điện ngồi lái,xe nâng xăng và xe nâng dầu mang những thương hiệu như TCM, Toyota, Komatsu, Nichiyu, Mitsubishi,…tùy theo mỗi loại xe phù hợp với loại bơm nào mà lựa chọn bơm thủy lực phù hợp

Bơm thuỷ lực xe nâng

Bơm thuỷ lực xe nâng

II. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thuỷ lực xe nâng:

Dầu từ thùng dầu được lọc qua bộ lọc dầu 5 để loại bỏ cặn dầu từ bơm thủy lực 2 xi-lanh tăng áp đến cơ chế phân phối. Nhờ các van phân phối này, chúng ta có thể dễ dàng điều khiển phương tiện di chuyển hoặc nâng hàng hóa.

Để nâng hàng hóa, chúng ta chỉ cần cung cấp dầu cho xi lanh lực đẩy để tăng quá trình nâng. Muốn di chuyển xe, chúng ta chỉ điều khiển van phân phối sao cho dầu vào động cơ thủy lực quay trục đầu ra để tạo mô-men xoắn để làm cho bánh xe chuyển động, muốn xe chạy hoặc đảo ngược chỉ cần điều khiển van phân phối để thay thế Thay đổi đường cấp đến động cơ thủy lực.

Máy bơm có khả năng tự điều chỉnh lưu lượng nhờ cơ chế điều khiển tự động bao gồm piston và xi lanh công suất điều chỉnh độ nghiêng của đĩa nghiêng. Xylanh này hoạt động vì chúng ta bơm một đường dầu từ đầu ra của bơm trở lại xi lanh điều khiển nghiêng. Có một số van an toàn trên hệ thống để đảm bảo hệ thống gas quá tải.

Ưu điểm của hệ thống này là có thể kết hợp với máy bơm nguồn cho cả cơ cấu truyền động và cơ cấu nâng trong điều khiển nhẹ nhàng, truyền động trơn tru, sắp xếp cụm thuận tiện/

III. Phân loại và cấu tạo của động cơ thuỷ lực xe nâng:

Sau đây là 5 loại bơm thủy lực xe nâng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay:

1. Bơm thuỷ lực piston:

Đây là loại bơm thủy lực có rất nhiều những ưu điểm vượt trội như:

- Có khả năng tự hút rất tốt: Loại bơm này được đánh giá cao vì tạo được áp cao xi lanh nhờ khả năng tự hút tốt. nhờ vậy mà giúp thúc đẩy quá trình vận chuyển chất lỏng nhanh hơn và linh hoạt hơn hẳn các loại bơm thủy lực trong xe nâng khác.

- Giúp người sử dụng giảm thiểu được một cách tối đa sự dao động trong máy thủy lực khi làm việc với cường độ lớn và áp suất cao.

- Hiệu suất làm việc của bơm thủy lực Piston cao và giúp tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa nhờ sự hao tổn chất lỏng khá nhỏ.

- Sử dụng sản phẩm bơm thủy lực Piston trong xe nâng sẽ giúp dung lượng làm việc được thay đổi đáng kể.

Bơm thuỷ lực PISTON 

Bơm thuỷ lực PISTON 

Tuy có khá nhiều ưu điểm nhưng sản phẩm này cũng không tránh được một vài nhược điểm như:

-Khi sử dụng bơm thủy lực Piston cần kết hợp chung với bình điều áp trên đường đẩy bởi phần áp suất bên trong xi lanh không được đồng bộ.

-Dạng máy bơm này có kết cấu khá phức tạp với kích thước lớn nên tạo nên sự khó khăn trong khi sử dụng và vận chuyển.

-Giá thành của dòng bơm Piston này cũng cao hơn hẳn so với các dòng bơm thủy lực khác.

2. Bơm thuỷ lực cánh gạt:

So với bơm thủy lực Piston thì bơm thủy lực cánh gạt được sử dụng phổ biến hơn và thông dụng hơn trong các loại xe nâng chỉ sau bơm bánh răng.

Loại bơm này có thể được sử dụng phổ biến ở những hệ thống dầu ép có phần áp suất trung bình hoặc thậm chí là thấp,mang lại rất nhiều những ưu điểm trong quá trình sử dụng:

- Có thể cung cấp một lượng lưu lượng đều và mang hiệu suất thể tích cao hơn.

- Thiết kế vô cùng đơn giản lại dễ dàng trong việc sử dụng.

- Loại bơm này còn có độ ồn rất thấp với chi phí sử dụng không tốn kém và bảo trì dễ dàng.

​​​​​Bơm thuỷ lực cánh gạt

Bơm thuỷ lực cánh gạt

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì nhược điểm của nó cũng gây nên không ít phiền toái khi sử dụng:

-Hiệu suất của dòng bơm thủy lực cánh gạt này khá thấp, chỉ có thể thay đổi được trong khoảng rất hẹp

-Bên cạnh đó, khả năng chịu tải lại không cao tạo nên áp lực làm việc rất thấp nhỏ hơn 200 Bar

3. Bơm thuỷ lực cánh gạt áp chính:

Loại bơm tiếp theo được ứng dụng rộng rãi chính là dòng bơm thủy lực cánh gạt áp chỉnh. Trong loại bơm này có những chi tiết như: cánh gạt, các rotor, vòng cam. Các cánh gạt ở đây được trang bị cho các khe rotor và sau bề mặt bên trong của vòng cam khi cánh gạt chuyển động.

Loại bơm này mang lại những ưu điểm hữu dụng như sau:

- Giúp người sử dụng dễ dàng điều chỉnh được lượng áp suất và lưu lượng trên bơmNếu có sự hỏng hóc xảy ra, linh kiện thay thế dễ dàng tìm kiếm đa dạng và bảo dưỡng, bảo trì tốt.Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại bơm thủy lực khác.Khi sử dụng, độ ồn thấp không đáng kể.

Nhược điểm của dòng bơm thủy lực cánh gạt áp chỉnh:

- Khả năng chịu tải kém nên áp lực làm việc không được lớn.

- Không được sử dụng nhiều như hai loại trên.

Bơm thuỷ lực bánh răng:

Đây là loại bơm thủy lực khá đơn giản và được lắp ráp bằng các cặp bánh răng rất ăn khớp với nhau. Đây chính là loại bơm thủy lực đắt khách nhất và được sử dụng phổ biến nhất với các áp lực mang tính trung bình để tạo ra dòng chảy.

Bơm bánh răng thủy lực có nguyên lý hoạt động là các bánh răng sẽ xoay tròn và giúp thay đổi kích thước của các khớp bởi các khe từ đó khiến bơm dễ dàng hoạt động.

Loại bơm bánh răng thủy lực này có vô vàn những ưu điểm vượt trội:

- Lượng lưu lượng trong hệ thống bơm được cung cấp đều và giá thành rẻ hơn hẳn các loại bơm thủy lực khác.

- Có cấu tạo hết sức đơn giản, rất dễ sử dụng và mang khả năng chịu tải trong thời gian ngắn.

- Độ ồn rất thấp so với loại bơm bánh răng ăn khớp ngoài.

Bơm bánh răng thuỷ lực

Bơm thuỷ lực bánh răng

Tuy nhiều ưu điểm như vậy nhưng không phải loại bơm thủy lực này không có nhược điểm:

- Áp suất bánh răng chỉ ở mức độ trung bình nên không hợp để sử dụng trong các loại hệ thống có tính áp lực cao.

- Có số vòng quay mang tính cố định, nên không thể điều chỉnh được áp suất và lưu lượng bơm.

- Bánh răng dễ bị ăn mòn trong quá trình sử dụng. Do đó rất tốn kém về mặt chi phí trong sửa chữa và thay thế linh kiện.

4. Bơm thuỷ lực xe nâng tay:

Bơm thủy lực xe nâng tay có cấu tạo đơn giản và thiết kế dễ dàng sử dụng hơn các loại bơm thể lực trên. Thế nhưng hiệu suất làm việc của nó không còn và tốn thời gian để sử dụng. Tuy nhiên loại bơm này vẫn mang lại những ưu điểm như:

- Có giá thành rẻ, phải chăng.

- Dễ sử dụng, được áp dụng nhiều và hầu hết trong các loại xe nâng tay.

Bơm thuỷ lực xe nâng tay

Bơm thuỷ lực xe nâng tay

Nhược điểm của sản phẩm này đó là:

- Có áp suất không cao nên không thể sử dụng với những loại hệ thống có tính áp lực cao.

- Sử dụng thủ công và tốn thời gian.

Qua bài viết tổng hơp kiến thức về các loại máy bơm thuỷ lực của XENANGTAIDAY.COM mọng rằng quý đọc giả sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về bơm thuỷ lực xe nâng và có lựa chọn phù hợp với xe nâng của mình.

xe nâng tại đây

Xe Nâng Tại Đây

Hơn 10 năm mua bán, nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng Nhật Bản. Đội ngũ tư vấn giải pháp nâng hàng giàu kinh nghiệm, Hãy gọi ngay Hotline 0983 446 248 hoặc gửi email: xenangtaiday@gmail.com