Do phải lọc cặn gỉ, tạp chất nên sau một thời gian dài, lọc nhiên liệu xe nâng sẽ bị bám bẩn. Điều này dễ làm cản trở nhiên liệu, khiến quá trình lọc bị chậm hơn. Nếu bám bẩn quá nhiều, lọc có thể bị tắc nghẽn.
I. Thế nào là lọc nhiên liệu xe nâng? Phân loại và công dụng của chúng.
1. Khái niệm và công dụng của lọc nhiên liệu:
Đối với xe nâng sử dụng động cơ đốt trong như xe nâng xăng – gas và xe nâng dầu, nhiên liệu ở bình chứa thường hay có cặn bẩn, hạt bụi,.. cần được lọc sạch trước khi đưa vào buồng đốt.
Lọc nhiên liệu xe nâng (Fuel Filter) là sản phẩm được tạo ra để lọc bỏ các cặn gỉ, tạp chất có trong nhiên liệu vào buồng đốt động cơ. Điều này giúp quá trình đốt hỗn hợp nhiên liệu và khí hiệu quả hơn, kéo dài tuổi thọ các chi tiết bên trong động cơ.
2. Phân loại lọc nhiên liệu:
Dù là sản phẩm lọc của xe nâng xăng hay xe nâng dầu thì lọc nhiên liệu xe nâng cũng được chia làm 2 loại là lọc thô và lọc tinh.
- Lọc thô thường được bố trí ở gần bình nhiên liệu, cơ cấu của lọc thô chỉ giúp lọc những cặn bả, gỉ sét có kích thước lớn. Lọc tinh đôi khi được bố trí dính liền với bơm nhiên liệu và có dạng lưới.
- Lọc tinh bố trí sau lọc thô, lọc tinh lọc được nhiên liệu sạch tinh khiết hơn và chất lượng hơn so với lọc thô.

Lọc nhiên liệu xe nâng
II. Dấu hiệu và thời điểm cần phải vệ sinh, thay thế lọc nhiên liệu:
1. Các dấu hiệu lọc nhiên liệu xe nâng bị tắc nghẹt:
Khi lọc nhiên liệu bị bẩn, dẫn đến tắc nghẹt sẽ thường có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Máy xe nâng có tiếng gõ.
- Lọc bị nghẹt dẫn đến nhiên liệu bơm vào buồng đốt không đủ. Từ đó làm giảm áp suất buồng đốt. Ở trường hợp này, máy xe thường có tiếng gõ hay tiếng kêu lạ.
- Máy yếu, rung, khó nổ, không nổ.
- Một trong các dấu hiệu thường gặp nhất khi lọc bị nghẹt đó là máy yếu hơn bình thường, bị rung và có dấu hiệu rần máy khi để xe nổ máy ở chế độ không tải. Nghiêm trọng hơn xe có thể gặp các lỗi đề khó nổ/không nổ, xe bị giật khi lên ga, xe đang vận hành thì bị chết máy,…
- Do lọc bị nghẹt nên nhiên liệu khó thể bơm vào buồng đốt xy lanh động cơ đúng lưu lượng và thời điểm chính xác. Điều này dễ gây ra các tình trạng hỗn hợp khí và nhiên liệu bị cháy sớm, cháy trễ, cháy không hết, hiện tượng bỏ máy,… làm ảnh hưởng rất lớn đến công suất động cơ.
- Ống xả có tia lửa, khí thải nhiều.
- Lọc xăng bị bẩn có thể gây ra hiện tượng nổ ngoài tức là ống xả có tia lửa, khí thải nhiều hơn bình thường và có màu lạ. Nguyên nhân là do nhiên liệu không được đốt cháy hết trong xy lanh động cơ nên khí thải ra đường ống xả bị cháy làm phát ra tia lửa. Dấu hiệu nhận biết xe bị ra khói đen.
- Lọc xăng bị nghẹt, tắc nghẽn khiến nhiên liệu bị cháy sớm hoặc cháy trễ dẫn đến đốt cháy không hết. Do đó xe sẽ thường tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn bình thường.

Lọc nhiên liệu thô
2. Khi nào cần thay thế lọc nhiên liệu?
Do phải lọc cặn gỉ, tạp chất nên sau một thời gian dài lọc nhiên liệu sẽ bị bám bẩn. Điều này dễ làm cản trở nhiên liệu, khiến quá trình lọc bị chậm hơn. Nếu bám bẩn quá nhiều lọc có thể bị tắc nghẽn, khiến nhiên liệu không thể đi vào động cơ hay đi vào với lưu lượng không đủ.
Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và khí trong động cơ. Dẫn đến các hiện tượng như động cơ rung yếu, xe bị giật khi lên ga, xe đề khó nổ, thậm chí xe chết máy trong lúc nâng – hạ hàng hoá.
Vì vậy cần vệ sinh lọc thường xuyên. Thời gian thay lọc xăng ô tô định kỳ là sau mỗi 2,000 giờ hoặc sau 1 năm vận hành.
3. Vệ sinh lọc nhiên liệu:
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm dung dịch vệ sinh hệ thống nhiên liệu xe nâng. Các loại dung dịch này giúp làm sạch toàn bộ hệ thống nhiên liệu, tẩy cặn trong đường ống, lọc nhiên liệu, bơm nhiên liệu, kim phun và buồng đốt.
Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần đổ trực tiếp dung dịch vệ sinh hệ thống nhiên liệu. Dung dịch sẽ theo xăng hoặc dầu làm sạch toàn bộ hệ thống. Mỗi sản phẩm có tiêu chuẩn tỷ lệ pha trộn riêng.
Vệ sinh lọc trực tiếp: với cách này, bạn sẽ tháo lọc và mang ra ngoài súc rửa trực tiếp. Cách vệ sinh này triệt để hơn nhưng phức tạp hơn vì phải tháo/lắp lọc.
III. Các sản phẩm lọc nhiên liệu có ở XENANGTAIDAY.COM:
1. Lọc nhiên liệu xe nâng Mitsubishi:

Lọc nhiên liệu xe nâng Mitsubishi
Tham khảo thêm thông tin Lọc nhiên liệu xe nâng Mitsubishi
2. Lọc nhiên liệu xe nâng Toyota:

Lọc nhiên liệu xe nâng Toyota
Tham khảo thêm thông tin Lọc nhiên liệu xe nâng Toyota