Khái niệm dầu thuỷ lực xe nâng hay nhớt thuỷ lực (nhớt 10) là khái niệm không mới trong ngành công nghiệp thuỷ lực - nâng hạ,... Cấu tạo thành phần của chúng ra sao, phân loại của chúng như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này.
I. Khái niệm dầu thuỷ lực:
Dầu thủy lực hay còn gọi là nhớt 10 từ lâu đã trở thành sản phẩm quen thuộc trong kho chứa nhiên liệu của các doanh nghiệp nói chung và ngành hàng xe nâng nói riêng. Tuy nhiên, sự đa dạng về mẫu mã, độ nhớt, chủng loại và giá thành luôn gây không ít khó khăn cho người tiêu dùng khi chọn mua. Dù là xe nâng dầu, xe nâng xăng-gas, xe nâng điện ngồi hay xe nâng điện đứng thì dầu thuỷ lực luôn đóng vai trò quan trọng cơ cấu nâng hạ hàng hoá.

Các thương hiệu dầu thuỷ lực ở Việt Nam
Dầu thuỷ lực (nhớt 10) là dầu được chế xuất nhằm mục đích chính là truyền tải năng lượng trong các hệ thống truyền tải cơ năng và năng lượng như Piston xilanh… Trong quá trình hoạt động, dầu thuỷ lực còn có các tác dụng khác như giảm ma sát trong các hệ thống truyền lực, chống mài mòn, chống ăn mòn. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động hệ thống truyền động, truyền năng lượng còn sinh ra nhiệt rất lớn, điều này đòi hỏi dầu thuỷ lực còn phải có một chức năng khác đó là làm mát.
II. Thành phần của dầu thuỷ lực:
Thành phần chính của dầu thuỷ lực (nhớt 10) là dầu gốc khoáng, chiếm đến 80% đến 90% Các chất phụ gia có trong dầu như chất phụ gia tăng khả năng chống ăn mòn, tăng khả năng chống mài mòn, tăng khả năng chịu nhiệt, tăng khả năng chống cháy và tăng khả năng làm mát cho hệ thống.
Thành phần chính của dầu thủy lực là dầu nền gốc và các chất phụ gia. Với sự phát triển của ngành công nghệ dầu nhớt, thành phần của dầu thủy lực càng thêm đa dạng. Điều này mang lại cho dầu thủy lực nhiều đặc tính nổi bật.
Các dầu nền gốc của dầu thuỷ lực:
Dầu gốc (Base Oil) là thành phần chủ yếu tạo nên kết cấu dầu thủy lực. Dầu gốc có nguồn gốc từ dầu thô. Dầu thô sau khi chế biến sẽ được loại bỏ các tạp chất, sáp hay paraffin với độ tinh khiết cao. Hai phương pháp chế biến tổng hợp dầu thô được sử dụng rộng rãi hiện nay là xử lý vật lý hoặc hóa học.
Dựa trên phương pháp chế xuất và độ tinh khiết, người ta có thể chia dầu gốc thành ba loại khác nhau. Đó là dầu gốc khoáng, dầu tổng hợp toàn phần và dầu bán tổng hợp.
– Dầu gốc khoáng có nguồn gốc từ dầu thô. Công đoạn chế xuất chủ yếu là lọc hóa dầu. Độ tinh khiết vừa phải, có lẫn một số tạp chất như sáp hoặc paraffin. Dầu gốc khoáng được sử dụng rộng rãi nhờ giá thành thấp và khả năng bôi trơn tạm ổn.
– Dầu gốc tổng hợp (fully synthetic) được chế biến từ dầu thô. Các giai đoạn chế xuất bao gồm quá trình xử lý vật lý và hóa học. Dầu tổng hợp được tổng hợp từ các thành phần của hydrocarbon dựa trên nền dầu thô. Chính vì thế, loại dầu này có phổ nhiệt hoạt động rộng, khả năng bôi trơn tốt và tuổi thọ vận hành cao. Hiện nay, dầu tổng hợp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ chất lượng tốt và mức giá rẻ.
– Dầu bán tổng hợp là loại dầu thủy lực được pha trộn bởi dầu khoáng và dầu tổng hợp. Tỷ lệ pha trộn là 7: 3. Hiện tại, dầu bán tổng hợp được ưa chuộng sử dụng nhờ những đặc tính ưu việt như: bôi trơn tốt, chống oxy hóa hiệu quả, giá thành thấp nhất trong các loại dầu thủy lực.

Dầu thuỷ lực xe nâng
Yêu cầu của nhớt thủy lực (nhớt 10):
- Đặc tính bôi trơn tốt.
- Đặc tính chịu mòn tốt.
- Độ nhớt phù hợp.
- Hạn chế sự ăn mòn tốt.
- Đặc tính chống tạo bọt khí tốt.
- Ngăn nước tốt.
Những loại chất lỏng có thể dùng trong thủy lực:
- Dầu thủy lực gốc khoáng.
- Dầu thủy lực gốc nước.
- Dầu hỗn hợp
- Chất lỏng nhân tạo.
- Nhớt thuỷ lực (nhớt 10) phổ biến nhất là dầu gốc khoáng.
III. Phân loại dầu thuỷ lực:
Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80%. Ba loại dầu thủy lực còn lại, nhu cầu sử dụng ít hơn, chỉ chiếm 20% tổng lượng dầu thủy lực trên thị trường.
Dưới đây là một số ký hiệu của dòng dầu thủy lực:
- HH: Dầu khoáng tinh chế không có phụ gia.
- HL: Dầu khoáng tinh chất chứa phụ gia chống gỉvê chống oxi hóa.
- HM: Kiểu HL có cải thiện tính chống mòn.
- HR: Kiểu HL có cải thiện chỉ số độ nhớt.
- HV: Kiểu HM có cải thiệu chỉ số độ nhớt.
- HG: Kiểu HM có chống kẹt, chống chuyển động trượt chảy.
- HS: Chất lỏng tổng hợp không só tính chất chống cháy đặc biệt.
- HFAE: Nhũ tương dầu trong nước chống cháy, có 20% khối lượng các chất có thể cháy được.
- HFAS: Dung dịch chống cháy của hóa chất pha trong nước có tối thiểu 80% khối lượng nước.
- HFB: Nhũ tương chống cháy của nước trong dầu có tối đa 25% khối lượng các chất có thể cháy được.
- HFC: Dung dịch chống cháy của polyme trong nước, có tối thiểu 35% nước.
- HFDR: Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở estecủa axit photphoric.
- HFDS: Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở clo-hydrocacon.
- HFDT: Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên sơ sở hỗn hợp HFDR và HFDS.
Trong đó, dầu thủy lực gốc khoáng là lý tưởng nhất dùng cho hầu hết các hệ thống thủy lực bởi vì bản thân chúng là những dầu thủy lực xuất sắc. Thông thường, những sản phẩm độ nhớt cao đặc biệt phù hợp để sử dụng ở điều kiện nhiệt độ thấp. Tất cả dầu đều chứa phụ gia, ví dụ như chống oxide hóa, chống rỉ sét và chống mài mòn.
Trong trường hợp phụ gia đã được tiêu thụ hoặc mất đi trong quá trình hoạt động thì những loại dầu này vẫn tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong một thời gian dài nữa. Dầu này được xử lý cẩn thận để có khả năng tách nước và chống tạo bọt tốt.

Dầu thuỷ lực Mekong
Cách chọn dầu thủy lực 10 tốt nhất:
Có rất nhiều yêu cầu chất lượng khác nhau đối với dầu thủy lực 10 nhưng điều quan trọng nhất trong số đó là độ nhớt của dầu phải không thay đổi nhiều với sự thay đổi của nhiệt độ.
- Độ nhớt yêu cầu.
- Nhiệt độ vận hành có yêu cầu dầu chống cháy không.
- Khuyến cáo của nhà sản xuất máy.
- Tính tương thích với vật liệu trong hệ thống.
- Môi trường nơi hệ thống vận hành.
- Nguồn gốc, thương hiệu sản phẩm dầu thủy lực.
- Tính tương thích với vật liệu trong hệ thống thủy lực.
- Giá thành sản phẩm, chi phí thay dầu.