Các Loại Khung Nâng Và Cách Chọn Phù Hợp

Xe nâng hàng là một công cụ quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là tại các công trường xây dựng, kho xưởng, bến cảng. Tuy nhiên, có nhiều loại và kiểu dáng xe nâng khác nhau, vậy làm thế nào để một doanh nghiệp có thể lựa chọn xe nâng phù hợp?

Một yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn một chiếc xe nâng cho địa điểm làm việc của bạn là khung nâng. Hôm nay, XENANGTAIDAY.COM sẽ giới thiệu đến bạn đọc về cách khung nâng vận hành, các loại khung nâng thông dụng và cách chọn khung nâng phù hợp với điều kiện vận hành.

I. KHUNG NÂNG CHO XE NÂNG LÀ GÌ?

Hiểu một cách đơn giản, KHUNG NÂNG (hay còn gọi là trụ nâng, cột nâng, thang nâng thẳng đứng), là bộ phận chính định hình nên xe nâng; là cấu trúc cơ khí ở phía trước của xe nâng, cho phép xe nâng hàng hóa lên độ cao cần thiết.

Cấu tạo xe nâng có đối trọng (xe nâng ngồi lái)

Khung nâng của xe nâng hàng lên bằng cách bơm dầu thủy lực vào các ty nâng (xylanh thủy lực) nằm ở 2 bên khung và hạ thấp bằng cách lợi dụng sức nặng của hàng hóa và bản thân khung nâng với càng nâng (trọng lực).

II. KHUNG NÂNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Khung nângnhiều bộ phận hoạt động cùng nhau để nâng hạ.

Bản thân khung nâng được cấu thành bởi các lao (rail) lồng vào nhau, giúp cho khung nâng có thể nâng LÊN CAO.

Xích nâng (lift chain) được gắn vào bạc đạn đỡ và phần đầu cuối được cố định bởi chốt xích nâng (chain anchor) nằm trên giàn nâng (carriage), mà bản thân bạc đạn đỡ được gắn vào ty nâng (hydraulic cylinder).

Trong khi đó, ty nâng sẽ được cố định vào lao trong (inner rail). Ngoài ty nâng thì còn có ty nghiêng (tilt cylinder) ở 2 bên khung nâng, có chức năng NGHIÊNG khung về trước hoặc ra sau và giúp khung KHÔNG bị xoay khi nâng hàng.

Phần giàn nâng sẽ bao gồm càng nâng (fork) và giá đỡ (backrest). Phần giá đỡ sẽ được bắt vít vào giàn nâng, có chức năng GIỮ LẠI, không cho hàng hóa nghiêng về sau xe và có nguy cơ rơi đổ xuống xe. Phần càng nâng có nhiệm vụ xỏ vào và NHẤC HÀNG lên. Ngoài ra, tùy vào ngành hàng và công việc mà càng nâng sẽ được tháo ra và thay thế bởi các phụ kiện xe nâng.

Đối với xe nâng động cơ (dầu xăng – gas) thì CHÍNH động cơ sẽ truyền lực cho motor bơm dầu, vì thế để tăng tốc độ nâng, ta có thể đạp ga xe mạnh hơn. Còn với xe nâng điện (cả đứng lái ngồi lái), động cơ điện (motor) bơm dầu sẽ ĐỘC LẬP so với động cơ điện truyền động cho xe, vì thế khi gạt cần nhiều hay ít sẽ thay đổi tốc độ nâng hạ, hay nói cách khác là thay đổi tốc độ bơm dầu vào ty nâng.

Khi dầu được bơm vào sẽ đẩy ty nâng đi lên, mà ty nâng sẽ đồng thời đẩy tiếp lao trong và bạc đạn đỡ cùng với xích nâng lên, cùng với đó xích nâng sẽ kéo cả giàn nâng đi lên. Để lao trong đi lên đúng chiều thì sẽ cần tới rãnh của lao ngoài (outer rail) và bạc đạn khung nâng để chạy thẳng đứng lên trên.

Xe nâng điện ngồi lái FB25HB-11 với khung nâng 2 tầng 3 m cơ bản

Đối với xe nâng mà khung nâng có chức năng FULL FREE (tạm dịch: nâng hết chiều cao tự do) thì sẽ có thêm ty GIỮA khung nâng để kéo giàn nâng lên hết chiều cao của lao trong cùng, sau đó ty 2 BÊN mới bắt đầu được bơm dầu để kéo các lao còn lại đi lên.

Xe nâng dầu FD30C-12 với khung nâng 3 tầng 5 m và có chức năng full free

ĐỌC THÊM: trong ngành hàng hải thì sẽ có thêm loại khung nâng với ty nâng đặc biệt gọi là ty nâng nghịch (hay ty nâng âm – negative lift cylinders). Loại ty nâng này vừa có thể nâng lên như ty nâng bình thường, vừa có thể chạy nghịch xuống dưới. Tác dụng của việc chạy nghịch là để hạ thủy thu hồi tàu thuyền cỡ nhỏ ở các bến tàu, nhất là các tàu canô hay tàu cá nhân cỡ nhỏ.

Xe nâng dùng trong công tác hạ thủy và thu hồi tàu thuyền cỡ nhỏ

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN CÂN NHẮC KHI CHỌNG KHUNG NÂNG CHO XE NÂNG CỦA BẠN!

1. Full free:

Như đã đề cập phía trên, chức năng full free là khả năng nâng giàn nâng mà KHÔNG làm thay đổi chiều cao khung nâng (không nâng lao). Chức năng này đặc biệt hữu ích khi cần vận hành xe nâng ở những không gian chật hẹp, hay cụ thể hơn là chiều cao làm việc bị giới hạn, ví dụ như bên trong thùng xe tải, container, trần nhà kho xưởng thấp hơn bên ngoài,…

>>> Lưu ý: để xe nâng có khả năng chui công thì khung nâng VỪA phải có chức năng full free chiều cao của CẢ khung nâng (đã hạ thấp) và bản thân xe (tính cả phần khung bảo vệ người lái – overhead guard) cũng phải THẤP HƠN chiều cao của thùng xe.

Xe nâng chui container

Dù chức năng full free có lợi thế rất lớn, nhưng chính bản thân của cơ cấu nâng hạ đặc biệt này có thể giảm đáng kể tầm nhìn phía trước của người lái do ty nâng nằm ngay giữa khung nâng, cộng với thực tế là khung nâng đi kèm chức năng này thường có từ 3 tầng (lao) trở lên lại càng thu hẹp khả năng quan sát hơn nữa.

Kích thước khung nâng

2. Chiều cao tối thiểu:

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc lựa chọn khung nâng là chiều cao TỐI THIỂU, còn được gọi là chiều cao thu gọn. Chiều cao tối thiểu là khoảng cách từ mặt sàn đến ĐỈNH KHUNG NÂNG khi khung nâng được hạ xuống THẤP NHẤT.

Chiều cao tối thiểu cần phải được đặc biệt chú ý nếu xe nâng di chuyển qua các không gian hạn chế như cửa ra vào.

3. Chiều cao tối đa:

Trái ngược lại với chiều cao tối thiểu là chiều cao TỐI ĐA (hay chiều cao mở rộng). Đây là khoảng cách từ mặt sàn đến chiều cao của CẢ giá đỡ khi được nâng lên HẾT CỠ.

4. Chiều cao nâng hàng:

Chiều cao NÂNG HÀNG (hay chiều cao hữu ích) KHÔNG giống với chiều cao tối đa vì chiều cao nâng (còn được gọi là chiều cao càng nâng tối đa) được đo từ mặt sàn đến LƯỠI CÀNG NÂNG khi được nâng lên cao nhất, KHÔNG phải đỉnh khung nâng hay giá đỡ. Thông thường, chiều cao nâng hàng nên cao hơn 30 – 40 cm so với chiều cao cần thiết để xe nâng có không gian thoáng và dễ xoay trở khi nâng hạ hơn.

IV. CÁC LOẠI KHUNG NÂNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY:

Các loại khung nâng phổ biến

1. Khung nâng 1 tầng (hay cột đơn) – Single-Stage (Simplex) Mast:

Khung nâng 1 tầng KHÔNG có chức năng full free và như tên gọi, chỉ có 1 tầng (lao). Điểm bất lợi là chiều cao khung nâng cũng chính là chiều cao nâng hàng, vì vậy xe trang bị cột đơn thường không nâng càng cao quá 2.5 m.

Thông thường loại cột đơn chỉ dùng ngoài trời khi người lái muốn tối đa hóa tầm nhìn, không cần nâng quá cao không bị hạn chế chiều cao hoạt động (ví dụ như trần nhà kho xưởng hay cổng ra vào).

2. Khung nâng 2 tầng (hay cột đôi) – Two-Stage (Duplex) Mast:

Đây là loại khung nâng phổ biến nhất hiện nay vì chúng vừa có giá thành hợp lý và chiều cao vừa đủ (3 đến 4.5 m). Ngoài ra, một số loại cột đôi còn có thể trang bị thêm chức năng full free. Một điểm cộng nữa là vì chỉ có 2 tầng (lao) nên chúng cũng không hạn chế tầm nhìn quá nhiều.

3. Khung nâng 3 tầng (hay cột tam) – Three-Stage (Triplex) Mast:

Nếu như khung nâng 2 tầng chưa đủ cao cho bạn thì chúng ta sẽ có loại khung nâng 3 tầng (lao) này, vì chúng có thể nâng được tối đa đến 6 m. Do có khả năng nâng lên rất cao và thường hay đi kèm chức năng full free nên loại cột tam có thể bắt gặp nhiều hơn ở dòng xe nâng điện đứng lái, vì dòng xe này ÍT bị giảm tải khi lên cao hơn là dòng xe nâng có đối trọng (xe nâng ngồi).

4. Khung nâng 4 tầng (hay cột tứ) – Four Stage (Quad) Mast:

Khung nâng 4 tầng có thể nói là nhất về mọi mặt, như chiều cao nâng hàng lớn nhất (lên đến 9 m và hơn nữa), nhiều tầng nhất, bị hạn chế tầm nhìn nhiều nhất, bị giảm tải nhiều nhất, phức tạp nhất và giá thành đắt nhất. Chính vì những lí do trên mà người lái phải hết sức tập trung khi vận hành xe nâng có trang bị cột tứ. Và tất nhiên là khung nâng 4 tầng cũng sẽ có chức năng full free, cộng với việc có 4 tầng (lao) sẽ càng hạn chế tầm nhìn hơn nữa.

Tại XENANGTAIDAY.COM, chúng tôi cung cấp các loại khung nâng với các chiều cao phổ biến là 3 m, 4.3 m, 4.7 m, 5 m, 5.5 m, 6 m, 8 m, 10 m và chủ yếu là các loại khung nâng 2 và 3 tầng.

V. KẾT:

Xe nâng là một công cụ chính yếu trong ngành xử lý vật tư (di chuyển và sắp xếp hàng hóa nặng). Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo bạn chọn đúng xe nâng với khung nâng phù hợp.

Để chọn đúng loại khung nâng, bạn phải biết chiều cao tối đa của không gian nơi vận hành xe (trần nhà hoặc trần thùng xe, thùng container), chiều cao chất (hoặc dỡ) hàng tối đa, cộng với kích thước hình dạng của hàng hóa (và cả pallet nếu có dùng).

Và quan trọng nhất là, khung nâng càng cao, càng nhiều tầng, càng nhiều chức năng thì sẽ càng phức tạp, càng bị giảm tải và do đó giá thành và tải trọng của xe nâng cũng sẽ phải tăng theo để đáp ứng được khối lượng hàng hóa.

Hi vọng qua bài viết trên, XENANGTAIDAY.COM đã có thể giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến khung nâng dành cho xe nâng và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với tính chất công việc của mình.

xe nâng tại đây

Xe Nâng Tại Đây

Hơn 10 năm mua bán, nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng Nhật Bản. Đội ngũ tư vấn giải pháp nâng hàng giàu kinh nghiệm, Hãy gọi ngay Hotline 0983 446 248 hoặc gửi email: xenangtaiday@gmail.com