Thủ tục đăng kiểm xe nâng - Hướng dẫn trình tự đăng kiểm

Việc đăng kiểm đối với xe nâng là bắt buộc bởi vì cần phải được đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn. Xe nâng cần đăng ký, đăng kiểm hoạt động di chuyển, lưu thông trên đường.

I. Thế nào là đăng kiểm, vì sao phải đăng kiểm xe nâng?

1. Khái niệm đăng kiểm đối với xe nâng:

Đăng kiểm là khái niệm mà thông thường người ta chỉ nghĩ đến đó là thủ tục dành cho xe tải, xe ô tô. Tuy nhiên, cách hiểu này chưa thật sự đúng bởi vì các thiết bị máy công nghiệp và sản phẩm xe cơ giới nói chung cũng cần được đăng kiểm.

Đăng kiểm xe nâng và các thiết bị chuyên dụng

Để làm thủ tục hải quan nhập khẩu, bạn phải tiến hành đăng kiểm cho những loại xe, máy này. Thuật ngữ đầy đủ là “đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường”.

Việc đăng kiểm đối với xe nâng là bắt buộc bởi vì cần phải được đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn đồng thời là yếu tố khí thải để bảo vệ môi trường. Cùng với đó việc trao đổi mua bán sẽ giúp diễn ra thuận lợi hơn.

2. Quy định về đăng kiểm xe nâng:

Xe nâng, máy xúc,… được gọi chung là xe chuyên dùng, gồm những loại phổ biến sau:

- Máy và thiết bị làm đất: máy ủi, máy xúc, máy đào, máy san, máy cạp,…

- Máy và thiết bị gia cố nền móng: xe lu, máy đóng cọc, máy ép nhổ cọc, máy khoan cọc nhồi,…

- Máy và thiết bị sản xuất bê tông: máy nghiền đá, máy sàng đá, máy bơm bê tông,…

- Máy và thiết bị nâng: xe nâng, cần trục.

Việc đăng kiểm xe nâng sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý các phương tiện cơ giới lưu thông trên đường. Quy định về việc đăng kiểm các loại xe cơ giới bao gồm cả xe nâng được Bộ Giao thông vận tải quy định trong Quyết định số 4381/2001/QĐ-BGTVT. Theo quyết định này thì tất cả phương tiện có sự di chuyển, lưu thông trên đường bộ thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều cần đăng ký thủ tục theo quy định pháp luật.

Trong Quyết định này thì xe nâng được chia làm 2 nhóm:

Xe nâng cần đăng ký, đăng kiểm hoạt động di chuyển, lưu thông trên đường. Các xe này hoạt động tại khu vực công cộng, công trình thường xuyên phải di chuyển trên đường phố.

Xe nâng chỉ hoạt động trong nhà máy, phân xưởng thì không cần đăng ký và đăng kiểm.

Do vậy, việc xe nâng cần đăng kiểm sẽ phụ thuộc vào môi trường mà xe nâng hoạt động.

II. Hướng dẫn thủ tục đăng kiểm xe nâng:

1. Chuẩn bị hồ sơ đăng kiểm:

Dù sản phẩm xe nâng của quý khách có là xe nâng điện ngồi lái, xe nâng điện đứng lái, xe nâng xăng - gas, xe nâng dầu hay bất kỳ sản phẩm máy móc - thiết bị công nghiệp nào khác thì quy trình cũng tương tự nhau:

Hồ sơ đăng kiểm của xe nâng được quy định tại Điều 4 – Thông tư 41/2011/TT-BGTVT:

- Giấy đăng ký, đăng kiểm xe theo mẫu tiêu chuẩn: 1 bản chính, ký và đóng dấu vào chỗ người nhập khẩu, đóng dấu giáp lai 2 trang đầu.

- Hóa đơn thương mại:1 bản.

- Bản xác nhận giá trị nhập khẩu: 1 bản chính.

- Chứng nhận chất lượng nhà sản xuất (Certificate of Quality – CQ).

- Tài liệu kỹ thuật.

Hướng dẫn thủ tục đăng kiểm

2. Tiến hành đăng kiểm xe nâng:

Theo quy định tại Điều 4 - Thông tư 41/2011/TT-BGTVT, bạn cần chuẩn bị hồ sơ về đăng kiểm xe máy chuyên dùng như sau:

- Trường hợp là xe cũ, không có CQ hay tài liệu kỹ thuật thì bạn nên hỏi cán bộ đăng kiểm để được làm công văn trình bày. Sau khi kiểm tra thực tế sẽ trả sau cũng được.

Các bước đăng kiểm xe nâng

Các bước làm thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu:

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ liên quan như đã đề cập ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội kiểm tra chất lượng xe cơ giới – thuộc Chi cục đăng kiểm nào bạn thấy thuận tiện.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận sẽ xem hồ sơ. Nếu hồ sơ sai hoặc thiếu thì bạn bổ sung chỉnh sửa. Khi đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ sẽ hẹn bạn giờ quay lại lấy số đăng ký.

Bước 4: Nhận Giấy đăng ký đã được cấp số và có dấu xác nhận của Đăng kiểm, cùng Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu (để sau tính lệ phí đăng kiểm).

Bước 5: Bạn scan giấy đăng ký để truyền cùng tờ khai hải quan, sau đó nộp giấy này cùng bộ hồ sơ hải quan. Khi cán bộ hải quan xem xong và đồng ý cho hàng về kho bảo quản thì bố trí kéo hàng về và lấy tờ khai “tạm giải phóng”. Khi kéo hàng về kho (hoặc để hàng luôn tại bãi cảng, nếu không cần tạm giải phóng), cần khẩn trương lắp đặt chạy thử để xe sẵn sàng cho kiểm tra đăng kiểm. Đồng thời tìm vị trí và kiểm tra lại số khung số máy để đảm bảo tính chính xác.

Bước 6: Mời kiểm tra thực tế: Bạn nộp cho cơ quan Đăng kiểm 1 bản chụp tờ khai hải quan và Giấy đăng ký thay đổi địa điểm thời gian kiểm tra (trang 3 Giấy đăng ký nêu trên). Khi Đội đăng kiểm phân cán bộ xong sẽ thông báo cho bạn qua điện thoại ngày giờ dự kiến và số điện thoại cán bộ kiểm tra hiện trường. Tốt nhất là bên bạn thu xếp phương tiện đưa đón cán bộ cho nhanh, vì nếu để họ thu xếp đến địa điểm ở xa thì phải chờ bố trí mất khá lâu.

Bước 7: Khi cán bộ đăng kiểm đến kiểm tra hiện trường, bạn cần bố trí người có thể vận hành thử máy trơn tru, chỉ chỗ số khung số máy để chụp ảnh.

Bước 8: Chờ kết quả đăng kiểm, thường sau 7 - 10 ngày làm việc. Khi có kết quả, bạn đến nộp lệ phí và lấy kết quả (thường có 3 liên). Nộp kết quả, liên dùng để thông quan cho hải quan để hoàn tất việc thông quan hàng hóa.

Trên đây là những thông tin về thủ tục đăng kiểm mà XENANGTAIDAY.COM mang đến cho quý khách. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn, quý khách có thể liên hệ hotline để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ.

xe nâng tại đây

Xe Nâng Tại Đây

Hơn 10 năm mua bán, nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng Nhật Bản. Đội ngũ tư vấn giải pháp nâng hàng giàu kinh nghiệm, Hãy gọi ngay Hotline 0983 446 248 hoặc gửi email: xenangtaiday@gmail.com