Máy phát xe nâng - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các hư hỏng thường gặp

Máy phát điện xe nâng sinh ra dòng điện bằng cách dùng cuộn dây và nam châm. Máy phát điện xe nâng là một bộ phận nằm trong hệ thống động cơ, có vai trò cung cấp điện cho các hoạt động hằng ngày của xe.

I. Khái niệm máy phát điện xe nâng:

Máy phát điện xe nâng là một bộ phận nằm trong hệ thống động cơ, có vai trò cung cấp điện cho các hoạt động hằng ngày của xe. Trong đó bộ phận tiết chế máy phát điện là bộ phận được lắp ở trên máy phát điện để điều chỉnh ổn áp dòng điện phát ra. Tuy nhỏ nhưng bộ phận tiết chế máy phát điện xe nâng lại rất quan trọng, thuộc hệ thống nạp điện xe nâng, có nhiệm vụ điều chỉnh ổn áp dòng điện phát ra của máy phát điện.

Máy phát điện xe nâng

Máy phát điện xe nâng

II. Cấu tạo máy phát điện xe nâng:

Cũng giống như máy phát trên các ô tô khác, máy phát điện xe nâng quay cùng với tốc độ của động cơ. Nhưng tốc độ động cơ lại thường xuyên thay đổi khiến cho tốc độ của máy phát điện không ổn định. Nếu như máy phát điện không có bộ ổn áp thì hệ thống nạp không cung cấp được dòng điện ổn định cho các thiết bị điện của xe nâng. Các bộ phận chính của máy phát điện xe nâng bao gồm:

- Rotor: Rôto là một nam châm quay bên trong cuộn dây Stato sinh ra từ trường biến thiên để tạo ra lực điện trường trong cuộn dây Stato. Cuộn dây được quấn xung quanh 6 cặp lõi cực (12 cực từ) và lực điện từ được tạo ra khi có dòng điện chạy bên trong. Vì cường độ dòng điện chạy vào rôto tăng dần, nên cũng sẽ sinh ra nhiệt. Tùy vào mỗi loại máy phát mà chúng có thể trang bị thêm quạt gió đồng trục với Rotor hoặc chỉ cần thiết kế vỏ bên ngoài tản nhiệt tốt.

- Stator: Stato tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha nhờ thay đổi từ thông bởi rotor quay. Stato gồm có lõi và cuộn dây được đặt trong khung phía trước. Vì stato tạo ra nhiệt nhiều hơn bất kỳ một bộ phận nào khác trong máy phát điện xoay chiều, nên người ta sử dụng vỏ cách nhiệt để bảo vệ các cuộn dây.

- Chổi than và cổ góp: chổi than được làm từ Graphit kim loại được sử dụng để giảm điện trở và điện trở tiếp xúc và đồng thời chống được sự ăn mòn.

- Bộ chỉnh lưu: Bộ nắn dòng thực hiện chức năng chỉnh lưu đầy đủ toàn bộ chu kỳ để chuyển toàn bộ dòng điện xoay chiều 3 pha được tạo ra từ các cuộn dây stato thành dòng điện một chiều nhờ 6 điốt hoặc (8 điốt với các điốt ở điểm trung tính).

- Bộ tiết chế: Cho dù tốc độ của máy phát điện có thay đổi như thế nào thì điện áp ở các thiết bị điện vẫn duy trì không thay đổi và tùy vào sự thay đổi của cường độ dòng điện trong mạch mà cần điều chỉnh lại cho hợp lý. Vì vậy mà bộ phận tiết chế máy phát điện quan trọng đến vậy.

Cấu tạo máy phát xe nâng

Cấu tạo máy phát xe nâng

III. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện xe nâng:

Máy phát điện xe nâng sinh ra dòng điện bằng cách dùng cuộn dây và nam châm. Với sức điện động do cuộn dây sinh ra càng nhiều thì vòng dây quấn của máy phát điện càng lớn thì số vòng dây quấn càng nhiều kéo theo nam châm càng mạnh làm tốc độ di chuyển của nam châm càng nhanh. Mà nam châm càng nhanh gần cuộn dây thì sức từ xuyên qua cuộn dây sẽ càng cao và ngược lại.

Khi nam châm dịch chuyển đến gần cuộn dây, từ thông sẽ xuyên qua cuộn dây tăng lên. Ngược lại nếu nó ở xa cuộn đường sức từ đi qua cuộn dây sẽ bị giảm đi.

Cuộn dây không muốn từ thông muốn từ thông đi qua nó biến đổi nên sẽ cố gắng tạo ra từ thông theo chiều chống lại những thay đổi xảy ra.

Đó là những điều dựa trên lý thuyết vật lý cơ bản. Còn trong thực tế thì nam châm vĩnh cửu sẽ được thay thế bằng nam châm điện. Mới đầu khi khởi động xe, nó sẽ lấy điện từ acquy. Đồng thời được trang bị thêm lõi thép để làm tăng từ thông đi qua cuộn dây. Từ thông móc vòng sẽ làm từ thông thay đổi liên tục.

Nguyên lý hoạt động máy phát điện xe nâng

Nguyên lý hoạt động máy phát điện xe nâng

IV. Những dấu hiệu cho thấy máy phát điện xe nâng bị hỏng:

- Khởi động xe khó khăn: nếu như bạn mất nhiều thời gian để khởi động xe hoặc khởi động nhiều lần mới được thì có thể máy phát điện xe nâng đã hỏng.

- Bình ắc quy bị chết: bình ắc quy chết cũng có thể là do máy phát điện bị hỏng không nạp thêm điện cho ắc quy được. Nếu bạn không khởi động được xe hoặc phải câu bình xe mới hoạt động thì chắc chắn là cả bình ắc quy và máy phát điện đều bị trục trặc.

- Đèn trên xe ô tô sáng yếu: khi điều khiển xe người lái hãy quan sát các loại đèn trên xe như: đèn pha, đèn bảng điều khiển, đèn chiếu sáng trong xe,… nếu thấy các đèn này bị mờ so với bình thường thì có thể do máy phát điện gặp trục trặc. Ngoài ra máy phát điện ô tô bị hỏng cũng khiến cho radio, hệ thống giải trí hoặc hệ thống âm thanh trên xe bị yếu, nghe không rõ khi lái xe đạp chân ga.

- Có mùi cháy khét của cao su: dấu hiệu này ít xảy ra nhưng chúng ta cũng phải cảnh giác. Khi dây đai của máy phát điện ma sát với bộ phận nào đó quá mạnh sẽ khiến mùi khét phát ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy phát điện.

- Cuộn kích chạm mát bị hỏng: lỗi này thường xuất hiện ở đầu các cuộn kích, làm từ thông bị giảm xuống, điện áp bị yếu khiến dòng điện không thoát ra được, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến động cơ.

- Tiếng kêu của các chi tiết kim loại bị ma sát: nếu puli bị mòn, bạc đạn đỡ trục máy phát điện cũng gặp trục trặc dẫn đến máy phát điện phát ra những tiếng động khi vận hành.

- Khi động cơ đang nổ máy đèn báo sạc nổi sáng: khi xe hoạt động, đèn báo sạc sẽ tắt đi và nó chỉ sáng khi chìa khóa mới được chuyển sang on. Còn nếu như đã khởi động xe được rồi nhưng bạn vẫn thấy đèn báo sạc phát sáng thì phải kiểm tra máy phát điện xe nâng ngay lập tức. Nếu bạn không kiểm tra ngay có thể sẽ khiến ắc quy bị cạn kiệt, xe không hoạt động được.

- Chổi than tiếp xúc có vấn đề: nguyên nhân gây ra là do sự oxy hóa hoặc dầu dính vào vòng tiếp xúc, chổi than bị kênh. Vấn đề này khiến cường độ dòng kích bị giảm xuống làm công suất của máy phát điện giảm xuống.

V. Các sản phẩm máy phát có ở XENANGTAIDAY.COM:

1. Máy phát xe nâng Mitsubishi S4S:

Máy phát xe nâng Mitsubishi S4S

Máy phát xe nâng Mitsubishi S4S

Tham khảo thêm thông tin chi tiết Máy phát xe nâng Mitsubishi S4S

2. Máy phát xe nâng Isuzu C240:

Máy phát xe nâng Isuzu C240

Máy phát xe nâng Isuzu C240

Tham khảo thêm thông tin chi tiết Máy phát xe nâng Mitsubishi S4S

3. Máy phát xe nâng Nissan H20:

Máy phát xe nâng Nissan H20

Máy phát xe nâng Nissan H20

Tham khảo thêm thông tin chi tiết Máy phát xe nâng Mitsubishi S4S

xe nâng tại đây

Xe Nâng Tại Đây

Hơn 10 năm mua bán, nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng Nhật Bản. Đội ngũ tư vấn giải pháp nâng hàng giàu kinh nghiệm, Hãy gọi ngay Hotline 0983 446 248 hoặc gửi email: xenangtaiday@gmail.com