Bảo trì hay Bảo dưỡng xe nâng hàng là công việc cực kỳ cần thiết, giúp xe nâng đạt trạng thái tốt nhất trước khi vận hành và dự đoán nhằm dự phòng phụ tùng cần thiết. XENANGTAIDAY.COM hân hạnh mang đến cho quý khách quy trình bảo dưỡng chi tiết để giúp quý khách hiểu rõ hơn về công việc này.
I. Bảo dưỡng xe nâng:
Quy trình bảo dưỡng xe nâng nói chung cần phải được thực hiện thường xuyên. Chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ các bước để đảm bảo cho xe nâng vận hành tối ưu.
Bảo trì hay bảo dưỡng xe nâng hàng là công việc cực kỳ cần thiết, giúp xe nâng đạt trạng thái tốt nhất trước khi vận hành và dự đoán nhằm dự phòng phụ tùng cần thiết.
Sau đây, XENANGTAIDAY.COM sẽ chia sẻ với các bạn về Quy trình chi tiết của các danh mục bảo dưỡng xe nâng nhằm để các bạn nắm rõ thông tin chi tiết của công việc bảo dưỡng này.
II. Các danh mục bảo dưỡng xe nâng:
1. Kiểm tra xe nâng hằng ngày:
- Kiểm tra hằng ngày (trước khi khởi động) nhằm đảm bảo xe trong tình trạng kỹ thuật tốt và chắc chắn rằng nó ở trạng thái hoạt động an toàn.
Khi kiểm tra hàng ngày, cần đảm bảo các điều kiện sau:
+ Xe ở trên mặt đất phẳng.
+ Khung nâng ở vị trí thẳng đứng.
+ Mũi càng nâng trên mặt đất.
+ Động cơ tắt.
+ Các cần điều khiển ở vị trí trung gian: Cần số, cần thủy lực…
+ Chèn các bánh xe.
+ Phanh tay đang ở vị trí đóng.
Sau khi khởi động động cơ, kiểm tra các chức năng của các cụm chi tiết chính và các chức năng của xe: Hoạt động của khung nâng, hệ thống lái, chức năng di chuyển xe, các cần điều khiển, sự hoạt động của động cơ, hệ thống chiếu sáng, các xy lanh thủy lực, càng nâng,…
- Kiểm tra rò rỉ của các hệ thống có dùng dung dịch trên xe:
+ Rò rỉ dầu động cơ.
+ Dầu thủy lực, Bơm thủy lực, các đường ống thủy lực, van điều khiển, các xy lanh.
+ Dầu phanh, dầu nhiên liệu.
+ Dầu truyền động cuối, dầu vi sai.
+ Nước làm mát động cơ.

Kiểm tra rò rỉ trên xe nâng
- Kiểm tra tình trạng dấu vết nứt gãy của các chi tiết – cụm chi tiết:
+ Khung che đầu.
+ Khung tựa hàng.
+ Khung nâng.
+ Giá đỡ càng nâng.
+ Càng nâng.
+ Khung đỡ càng nâng.
+ Bu lông bánh xe.
+ Thùng dầu nhiên liệu.
- Kiểm tra hệ thống làm mát và bổ sung dung dịch làm mát động cơ:
+ Nếu không có nước trong bình nước phụ thì tháo nắp két nước và bổ sung nước cho thích hợp. Dùng nước làm mát tiêu chuẩn để bổ sung.
+ Nếu cánh bộ tản nhiệt bị tắc bẩn thì có thể dẫn đến hiện tượng quá nhiệt. Thổi sạch cánh tản nhiệt bằng khí nén hoặc nước.
- Kiểm tra các đèn cảnh báo trên đồng hồ taplo:
+ Đèn báo phanh đỗ.
+ Đèn báo cài dây an toàn.
+ Đèn báo bình ắc quy.
+ Đèn cảnh báo chung.
+ Đèn cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số.
+ Đèn báo áp suất dầu bôi trơn động cơ.
+ Đèn cảnh báo động cơ (đối với xe chạy xăng).
+ Đèn báo Bugi sấy (động cơ diesel).
+ Khóa hệ thống thủy lực.
Cuối cùng ở danh mục kiểm tra hằng ngày là chức năng của chân phanh, chân côn, chân ga, công tắc đèn tín hiệu, kèn,…

Kiểm tra chi tiết các bộ phận xe nâng
2. Lịch bảo dưỡng xe nâng ở các cấp:
Cần lên lịch Các cấp bảo dưỡng định kỳ để công tác bảo dưỡng được chính xác như sau:
– Sau 200 giờ hoạt động đầu tiên kể từ khi bàn giao xe mới.
– Sau mỗi 250 giờ hoặc hàng tháng.
– Sau mỗi 500 giờ hoặc 03 tháng.
– Sau mỗi 1000 giờ hoặc 06 tháng.
– Sau mỗi 2000 giờ hoặc 1 năm.
Ngoài ra , lịch bảo dưỡng cần được lưu ý, ghi chép chính xác vào sổ bảo dưỡng xe nâng. Lịch sử bảo dưỡng của xe cực kỳ quan trọng cho các công việc sửa chữa sau này.
III. Hướng dẫn chi tiết ở các hạng mục bảo dưỡng:
1. Sau 200 giờ hoạt động đầu tiên kể từ khi bàn giao xe mới:
Thực hiện đầy đủ các công việc của kiểm tra và thay mới hoặc vệ sinh bôi trơn các chi tiết sau:
- Cánh bộ tản nhiệt.
- Nắp két nước.
- Ống cao su két nước.
- Máy phát điện.
- Đề khởi động.
- Bulong mặt máy và bulong cổ xả.
- Van hút và xả động cơ.
- Dầu động cơ, lọc dầu động cơ.
- Ốc & đai ốc (khung).
- Bộ đánh lửa (xe xăng - ga).
- Lọc hồi thủy lực.
- Khung nâng.
- Chốt nghiêng.
- Các con lăn khung nâng.
- Các mặt trượt của các khung nâng.
- Chốt chủ.
- Các chốt càng lái.
- Cần số.
2. Sau mỗi 250 giờ hoặc hàng tháng, tùy điều kiện nào đến trước:
Thực hiện đầy đủ các công việc của kiểm tra và thay mới hoặc vệ sinh bôi trơn các chi tiết sau:
- Cánh bộ tản nhiệt.
- Bình ắc quy kiểm tra mức dung dịch điện phân.
- Tốc độ động cơ ở chế độ không tải.
- Cặn bẩn trong dầu nhiên liệu (xả).
- Các ống dầu, ống nhiên liệu và các khớp nối.
- Van chia, nắp và roto (đối với xe nâng xăng -ga thì kiểm tra điều khiển bằng điện tử).
- Thay dầu và lọc dầu động cơ.
- Bugi đánh lửa.
- Làm sạc lọc gió .
- Các mặt trượt của các khung nâng.
- Vòng bi bánh lái.
- Vi sai kiểm tra mức dầu.
- Dầu hộp số kiểm tra mức dầu.
- Trục Vi sai và càng lái.
3. Sau mỗi 500 giờ hoặc 03 tháng:
Thực hiện đầy đủ các công việc của kiểm tra và thực hiện các công việc sau:
- Khe hở supap hút và xả.
- Các đường ống và van của hệ thống thủy lực.
- Dầu động cơ.
- Lọc dầu động cơ.
- Ống xả và giảm âm.
- Đai ốc & Bu lông (khung xe).
- Bộ đánh lửa.
- Lọc nhiên liệu xăng/lọc dầu Diesel.
- Lọc nhiên liệu ga (màng ga).
- Xích nâng.
- Khung nâng.
- Chốt nghiêng.
- Bạc lót hệ thống lái.
- Các mặt trượt của các khung nâng.
- Các bu lông cầu sau.
- Các con lăn khung nâng.
- Chốt chủ.
- Các chốt càng lái.
- Cần số.

Kiểm tra vệ sinh lọc gió và châm dung dịch nước mát
4. Sau mỗi 1000 giờ hoặc 06 tháng, tùy điều kiện nào đến trước:
Thực hiện đầy đủ các công việc bảo dưỡng cấp 500 giờ và thực hiện các công việc sau:
- Chốt bàn đạp thắng, bàn đạp ly hợp.
- Máy phát.
- Đề khởi động.
- Bu lông mặt máy và bu lông cổ xả.
- Lọc nhiên liệu (Diesel).
- Lọc nhiên liệu (Xăng).
- Hệ thống thủy lực thay lọc hồi và vệ sinh lọc hút.
- Lọc gió.
- Hộp số tự động.
- Bộ truyền động.
- Khớp nối.
- Màng ga (xe dùng nhiên liệu ga).
5. Sau mỗi 2000 giờ hoặc 12 tháng:
Thực hiện đầy đủ các công việc bảo dưỡng cấp 1000 giờ và thực hiện các công việc sau:
- Ống dầu xylanh tổng phanh và phốt.
- Dầu phanh.
- Phốt xylanh bánh xe.
- Trống phanh và má phanh.
- Nắp két nước.
- Ống cao su.
- Nước làm mát.
- Hệ thống điện.
- Vòng tua động cơ cao nhất và thấp nhất ở chế độ không tải.
- Bu lông chân động cơ.
- Áp suất nén, áp suất phun.
- Kim phun.
- Lọc nhiên liệu.
- Các phụ tùng bằng cao su của hệ thống ga.
- Van ngăn kéo.
- Bơm thủy lực.
- Thay mới dầu thủy lực.
- Mô tơ, xy lanh, van an toàn, van điện từ,…
- Bộ chế hòa khí (Xăng - gas).
- Càng nâng, khung nâng, xích nâng, con lăn, puly.
- Bộ cầu trước.
- Bộ cầu sau.
- Xy lanh lái.
- Hộp lái.
- Hệ thống lái.
- Vô lăng, góc lái, các ty càng lái, càng lái.
Hi vọng, những thông tin hướng dẫn bảo dưỡng chi tiết xe nâng mà XENANGTAIDAY.COM chia sẻ có thể giúp quý khách thuận lợi hơn trong công tác bảo dưỡng xe nâng của mình. Nếu cần hỗ trợ tư vấn miễn phí hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline.