Hệ thống thắng (phanh) xe nâng là một hệ thống quan trọng hàng đầu vì nói liên quan trực tiếp đến tính chất an toàn khi vận hành. Hệ thống thắng (phanh) xe nâng bao gồm phanh tay và phanh chân.
Hệ thống thắng (phanh) xe nâng bao gồm phanh tay và phanh chân. Có 2 loại được sử dụng phổ biến trên xe nâng ngày nay là phanh đĩa và phanh tang trống, ngoài ra còn phân loại theo tính chất là phanh thuỷ lực và phanh cơ (loại này ít được sử dụng) . Trên xe nâng phần lớn là sử dụng phanh tang trống. Tuy nhiên, XENANGTAIDAY.COM sẽ giới thiệu đến quý khách cả 2 loại phanh này để giúp quý khách hiểu thêm về phanh xe nâng.
.jpg)
Hệ thống thắng (phanh) xe nâng
1. Cấu tạo của phanh đĩa có các bộ phận là xy lanh chính, xy lanh con, càng phanh, má phanh, đĩa phanh, piston:
Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa như sau: khi người láu xe tiến hành đạp phanh, áp suất dầu sẽ truyền từ xy lanh chính truyền đến piston của xilanh con làm cho má phanh ở 2 bên mặt đĩa ép lại giữ đĩa dưới tác dụng của lực ma sát làm xe dừng lại.
Khi người lái thả chân phanh, má phanh sẽ bị nhả ra, không còn ép chặt đĩa phanh nữa và bánh xe sẽ chuyển động bình thường.
Ưu điểm:
- Hiệu quả phanh cao, áp suất tác dụng lên má phanh đồng đều, và lực phanh ở các bánh giống nhau.
- Khả năng tản nhiệt và hiện tượng thoát nước tốt khi di chuyển ở địa hình ngập nước hiệu quả.
- Khi má phanh mòn dần sẽ tự điều chỉnh được khe hở giữa má phanh và đĩa phanh.
- Kết hợp tốt với các hệ thống ohanh hiện đại ngày nay như ABS, EBD,…
- Rất gọn nhẹ dễ thay thế, bảo dưỡng.
Nhược điểm:
- Giá thành cao do công nghệ sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Thiết kế hở nên cần phải vệ sinh trường xuyên để tránh để bụi ảnh hưởng hiệu suất phanh.
2. Cấu tạo của phanh tang trống:
Phanh tang trống là loại được sử dụng phổ biến trên xe nâng. Loại này có cấu tạo gồm các bộ phận chính là: guốc phanh, má phanh, lò xo hồi bị và trống phanh.
Nguyên lý làm việc của phanh tang trống. Khi tiến hành đạp phanh, xy lanh chính sẽ truyền áp xuất dầu trên xy lanh con. Xy lanh con đẩy guốc phanh bám vào bề mặt trống phanh tại ra lực ma sát để hãm lại chuyển động của xe. Khi nhả phanh, áp xuất dầu không còn, lo xo sẽ kéo guốc phanh về vị trí ban đầu.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, do dễ sản xuất.
- Thiết kế và sửa chữa đơn giản.
- Thiết kế bao kín nên khó bị bụi bám.
Nhược điểm:
- Hiệu quả phanh kém so với phanh đĩa, dễ bị bó cứng phanh.
- Khả năng tản nhiệt kém do thiết kế bao kín.
- Trọng lượng nặng hơn phanh đĩa.
Kiểm tra và bảo dưỡng phanh. Hệ thống thắng (phanh) xe nâng luôn hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, lực ma sát lớn, phanh nhanh mòn. Thế nên cần phải định kỳ kiểm tra bảo dưỡng và thay thế để có thể đảm bảo hệ thống hoạt động tốt nhất. Cần lưu ý kiểm tra các danh mục sau thường xuyên:
- Dầu phanh được khuyên thay thế mới sau hơn 1 năm sử dụng hoặc 30.000 đến 50.000 km. Đồng thời quá trình vân hành cũng phải chú ý kiểm tra nếu mức dầu phanh thấp cần châm thêm. Khi thấy dầu xuống cấp, màu đậm thì nên thay mới.
- Má phanh thông thường bị mòn dựa theo mức độ sử dụng của người lái và điều kiện địa hình. Hoặc chủ động thay thế sau khoảng 50.000 đến 80.000 hay 2 năm sử dụng. Tuy nhiên, vẫn nên theo dõi kiểm tra để biết chính xác độ mòn thực tế và thay thế kịp thời.
- Xylanh phanh gồm xylanh chính và xylanh con. Khi hoạt động thời gian dài sẽ bị hử hỏng cupen bên trong, làm rò rỉ dầu. Ngoài ra còn có hệ thống đường ống dẫn cũng nên được kiểm tra định kỳ.
- Bầu trợ lực phanh có nhiệm vụ khuếch đại lực phanh từ bàn đạp phanh. Nhờ có bầu trợ lực phanh mà người lái không mất quá nhiều lực để tác dụng. Nếu bầu trợ lực có vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành phanh. Do đó khi kiểm tra và bảo dưỡng cần kiểm tra cả bầu trợ lực.
Một số dấu hiệu khi Hệ thống thắng (phanh) xe nâng gặp vấn đề:
- Phanh bị kêu, khi đạp phanh có tiếng lạ thì có nhiều nguyên nhân như: má phanh bị bẩn,bị mòn, bị lỏng, đĩa hay trống phanh bị mòn nhẵn,…
- Phanh bị nặng, chỉ có người lái mới cảm nhận chính xác nhất. Thông thường phanh sẽ có lực phản hồi nhất định. Nếu phanh có vấn đề thì lực này sẽ nặng hơn bình thường, gây khó khăn khi đạp phanh. Lý do có thể là do bầu trợ lực bị hỏng, đường dẫn bị tắc ngẽn, phanh bị bó , lò xo bị kẹt,…
- Bàn đạp phanh bị thấp, đây là hiện tượng có thể do bị thiếu hụt dầu, đĩa hay trống phanh bị đảo, đường ống dẫn bị lọt không khí vào, bầu trợ lực phanh có vấn đề, má phanh bị mòn,…
Tóm lại, Hệ thống thắng (phanh) xe nâng cực kỳ quan trọng thế nên chúng ta cần kiểm tra bảo dưỡng thay thế hư hỏng để đảm bảo an toàn tránh khỏi những nguy cơ tai nạn tiềm ẩn. XENANGTAIDAY.COM hân hạnh mang đến quy khách các sản phẩm của Hệ thống thắng (phanh) xe nâng để giúp quý khách dễ dàng khăc phục sửa chữa xe nâng của mình.
Xe Nâng Tại Đây chuyên nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng đã qua sử dụng, xe nâng hàng mới 100% nhập khẩu Nhật Bản. Cung cấp phụ tùng xe nâng, bình điện (ắc quy) xe nâng, lốp đặc xe nâng, phụ kiện xe nâng, phụ tùng hệ thống thắng (phanh) xe nâng. Cung cấp dịch vụ sau bán hàng bao gồm: dịch vụ sửa chữa, dịch vụ bão dưỡng định kỳ, dịch vụ đại tu tổng thể xe nâng, sơn mới xe.