Dung dịch làm mát - Nước làm mát động cơ xe nâng

Cấu tạo thành phần nước làm mát động cơ. Có nên dùng nước thường thay thế nước làm mát chuyên dụng? Nước xanh, nước đỏ khác nhau thế nào?

I. Khái niệm dung dịch làm mát động cơ:

Nước làm mát trên xe ô tô nói chung và xe nâng nói riêng là dung dịch có tác dụng giải nhiệt cho động cơ xe, giúp cho động cơ của xe hoạt động tốt nhất. Đây là loại dung dịch quan trọng mà các tài xế phải thường xuyên kiểm tra. Nếu bình nước làm mát cạn, động cơ xe nâng sẽ bị nóng dẫn đến nguy cơ cháy kích nổ.

Dung dịch làm mát động cơ là loại chất lỏng có tác dụng truyền dẫn  nhiệt để giữ cho nhiệt độ động cơ ô tô không vượt qua giới hạn cho phép. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, chỉ có khoảng 30% nhiệt lượng của nhiên liệu được đốt cháy trong động cơ chuyển thành công hữu ích phục vụ cho việc vận hành của xe tỉ lệ nhiệt sinh ra còn lại được dung dịch làm mát truyền dẫn ra dung dịch làm mát hoặc  phát tán vào môi trường xung quanh.

Dung dịch làm mát động cơ

Dung dịch làm mát động cơ

II. Thành phần và chức năng của dung dịch làm mát:

      Không phải chất lỏng nào cũng có thể sử dụng để làm dung dịch mát cho động cơ. Dùng nước sinh hoạt để làm mát động cơ là một sai lầm mà không ít người vẫn thường mắc phải. Việc lựa chọn dung dịch làm mát cần căn cứ vào chế độ, môi trường làm việc cũng như vật liệu chế tạo của động cơ. Đối với các xe hoạt động ở vùng xứ lạnh thì dung dịch làm mát động cơ phải được lựa chọn sao cho nó có thể hoạt động bình thường, không  bị đóng băng ở nhiệt độ thấp. Vì vậy, một thành phần quan trọng của dung dịch làm mát động cơ làm việc trong môi trường này là chất chống đóng băng (anti-freeze). Hiện nay, ethylene glycol và propylene glycol  là hai chất  được sử dụng phổ biến nhất  để chống hiện tượng đóng băng đối với dung dịch làm mát động cơ. Tùy theo điều kiện làm việc, tỷ lệ chất chống đóng băng  có trong dung dịch làm mát thông dụng  dao động trong khoảng từ 35% đến 60%.

Nước xanh Rocket

Nước xanh Rocket

       Dung dịch làm mát có hệ số truyền dẫn nhiệt cao nhất khi ở trạng thái lỏng và khả năng này sẽ bị suy giảm khi ở dạng hơi. Vì vậy, một  yêu cầu nữa đối với dung dịch làm mát động cơ đó là dung dịch không sôi và  chuyển sang dạng hơi - ngay cả khi động cơ làm việc ở chế độ khắc nghiệt nhất.   Ngoài tác dụng hạn chế khả năng đóng băng của dung dịch làm mát động cơ như đã trình bày thì chất chống đóng băng Glycol còn có tác dụng  làm tăng nhiệt độ sôi cũng như giảm sự bốc hơi cho dung dịch làm mát động cơ.

      Để hạn chế việc  tạo cặn và hiện tượng ăn mòn ở hệ thống làm mát động cơ, người ta  cho thêm vào dung dịch làm mát một số loại phụ gia. Việc lựa chọn loại phụ gia chống ăn mòn cần phải phù hợp với chủng loại vật liệu sử dụng để chế tạo các bộ phận của hệ thống làm mát.

      Mặt khác, để giúp cho việc phát hiện đễ dàng chỗ rò rỉ của hệ thống làm mát, ngoài các thành phần cơ bản vừa nêu ở trên, người ta còn pha thêm vào dung dịch chất tạo mầu có khả năng phát quang dưới ánh sáng của đèn soi chuyên dùng (dyes). Vì thế trong thực tế, ta thấy, dung dịch nước làm mát thường có mầu sắc khác nhau như: xanh lá cây, đỏ, da cam,… Nhiều nhà sản xuất còn sử dụng luôn mầu sắc để phân biệt chủng loại dung dịch làm mát, ví dụ: màu xanh lá cây là loại dung dịch làm mát thông thường, màu da cam là loại dung dịch làm mát có thời gian sử dụng dài,…

      Tóm lại, thành phần cơ bản của các loại dung dịch làm mát động cơ ô tô thông dụng hiện nay gồm: chất chống đóng băng Glycol, chất chống tạo cặn - ăn mòn, nước cất và chất tạo màu.

      Để giảm giá thành sản phẩm, hiện nay, trên thị trường tại một số nước nhiệt đới, nhiệt độ môi trường cao như Việt Nam, ta còn thấy một số loại dung dịch làm mát không có thành phần chất chống đóng băng, cụ thể chỉ bao gồm các thành phần sau: chất chống tạo cặn - ăn mòn, nước cất và chất tạo màu.

* Lưu ý khi sử dụng nước làm mát.

Nước làm mát bao gồm nước cất và dung dịch ethylene glycol làm mát và một số chất khác có tác dụng ngăn ngừa quá trình ăn mòn, chống bốc hơi... Trong khi đó nước mà con người hay dùng cho sinh hoạt bao gồm rất nhiều hợp chất và có cả cặn đá vôi. Nếu như dùng nước lã trộn vào dung dịch nước làm mát và sử dụng trong 1 thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của động cơ.

Tuy nhiên, trường hợp khẩn cấp có thể sử dụng nước lọc để châm vào bình chứa nước làm mát để xe có thể tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, tốt nhất bạn hãy nhanh chóng mang xe đến các gara sửa chữa để các kỹ thuật viên có thể xử lý tình hình.

Nước đỏ Rocket

Nước đỏ Rocket

Thời gian thay nước làm mát:

Thông thường, sau khi di chuyển được lộ trình 40.000 - 50.000 km (tương ứng 2 - 3 năm đối với xe nâng ), bạn nên vệ sinh két làm mát và thay dung dịch làm mát mới. Tuy nhiên, trong từng trường hợp như xe di chuyển với tần suất lớn, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mùa hè nóng bức hay luôn chở tải trọng lớn cũng khiến cho két nước làm mát nhanh cạn hoặc bị rò rỉ. Chính vì thế, 1 trong những cách chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tôtốt nhất đó là thường xuyên kiểm tra bình nước làm mát động cơ.

Trên thị trường hiện nay, nước làm mát động cơ xe hơi có 3 loại chính đó là dung dịch làm mát màu xanh, màu hồng và màu đỏ. Tương ứng với màu sắc là các thành phần hóa chất trong từng dung dịch làm mát là khác nhau. Để tránh các nguy cơ gây hại cho động cơ, chủ xe nên tham khảo kỹ càng loại dung dịch làm mát phù hợp nhất cho xe nâng trước khi sử dụng.

Nhưng do điều kiện làm việc xe nâng không quá khắc nghiệt như các sản phẩm ô tô khác vì thế dung dịch nước mát màu xanh lá là loại được sử dụng phổ biến. Nếu các bạn có khả năng vẫn có thể dùng loại nước mát màu đỏ tuy nhiên giá thành có hơi đắt hơn.

Tóm lại, dù là dùng dung dịch nước mát nào đi nữa thì XENANGTAIDAY.COM vẫn gửi lời khuyên đến các bạn là hãy kiểm tra bảo dưỡng xe nâng của mình thường xuyên để tuổi thọ xe được kéo dài.

xe nâng tại đây

Xe Nâng Tại Đây

Hơn 10 năm mua bán, nhập khẩu và phân phối xe nâng hàng Nhật Bản. Đội ngũ tư vấn giải pháp nâng hàng giàu kinh nghiệm, Hãy gọi ngay Hotline 0983 446 248 hoặc gửi email: xenangtaiday@gmail.com